Mẹ&Con - Phù có nguy hiểm? Sỏi thận có được mang thai? Bạn nên làm gì khi đang mang thai và bị bệnh về thận? Những câu hỏi nhanh sau đây với bác sĩ sẽ giúp bạn có thêm một số kiến thức quan trọng về căn bệnh nguy hiểm, dễ mắc phải và dễ gây ảnh hưởng nặng nề trong thai kỳ này! Cẩn thận bệnh tim mạch ở bầu Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai Trắc nghiệm "bà bầu"

Phù có nguy hiểm?

H

Em mang thai đến tuần thứ 16 thì cơ thể bắt đầu có dấu hiệu phù nhiều hơn rất nhiều. Em có chia sẻ điều này với các chị em trong nhà (những người từng mang thai), nói rằng em cảm thấy lo lắng và không bình thường nhưng các chị đều gạt đi. Mọi người bảo ai mang thai mà chẳng bị phù. Nhưng sao em phù nhiều quá?

Đ

Đây là sai lầm cơ bản của mọi người về tình trạng mang thai. Khi mang thai, đa phần thai phụ sẽ có triệu chứng phù tùy mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không bao giờ bạn được phép coi thường chuyện bị phù, và cho rằng nó là chuyện… đương nhiên phải có với thai kỳ!

Theo ghi nhận tại khoa Nội thận, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, rất nhiều thai phụ không hề để ý đến tình trạng phù của mình, trong khi đây là một biểu hiện quan trọng “báo động” với bạn về hội chứng thận hư. Khi thận có vấn đề và không được phát hiện, điều trị sớm, thai phụ dễ dẫn đến tình trạng suy thận, phải chạy thận vĩnh viễn không hồi phục lại được và không có cơ hội mang thai lần thứ hai. Thai nhi cũng có thể bị chết lưu hoặc gặp nhiều vấn đề vì mẹ bị suy thận.

hieu-biet-ve-phu-va-soi-than-trong-giai-doan-thai-ky

Bị sỏi thận có nên mang thai?

H

Tôi bị sỏi thận trái d=15mm, thận không ứ nước. Bác sĩ không cho phẫu thuật lấy sỏi ra vì bảo rằng sỏi không gây tắc nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng. Nhưng nay tôi muốn có thai, xin hỏi bác sĩ tôi vẫn còn bị sỏi thận thì có thể mang thai không? Việc này có ảnh hưởng thai nhi?

Đ

Sỏi thận nhỏ không gây tắc nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng tiểu thì bạn có thể mang thai được. Khi thai lớn lên có thể chèn ép niệu quản làm ứ nước thận và đau vùng hố thận. Mức độ chèn ép nhiều hay ít tùy vào vị trí và độ lớn của sỏi. Nói chung, bạn hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ suốt quá trình mang thai, để theo dõi chặt chẽ những tác động và có hướng xử trí kịp thời. Bạn cũng lưu ý nếu là sỏi canxi thì không nên dùng thêm canxi nữa vì có nguy cơ làm sỏi lớn hơn.

Trước đây bị viêm thận, giờ có thể mang thai?

H

Tôi từng bị viêm thận và đã được điều trị khỏi. Tuy nhiên vẫn phải đi khám, theo dõi định kỳ. Nay tôi lập gia đình và muốn có con. Tôi có thể có thai không?

Đ

Phụ nữ mắc bệnh viêm thận có thể mang thai hay không tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Người từng mắc bệnh viêm thận đã được điều trị khỏi, nếu vi lượng protein trong xét nghiệm nước tiểu đôi lúc (+), chức năng thận phục hồi bình thường, huyết áp bình thường thì có thể mang thai dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Nếu người bị viêm thận mạn tính kèm theo bệnh cao huyết áp hoặc albumin trong nước tiểu trên (+)(+) thì tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh khá cao, hơn nữa còn xuất hiện triệu chứng huyết áp cao thai nghén, khiến bệnh tình nặng thêm. Lúc này không nên mang thai.

Nếu mắc bệnh viêm thận cấp tính thời kỳ đầu mang thai, viêm thận kéo dài trên 2 tuần thì nên ngừng mang thai bởi vì lúc này sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi.

hieu-biet-ve-phu-va-soi-than-trong-giai-doan-thai-ky

Nên chú ý gì lúc “bầu bì”?

H

Tôi bị viêm thận trước khi mang thai một năm, đã điều trị khỏi. Xin bác sĩ cho biết tôi nên chú ý những gì lúc mang thai để tránh bệnh tái phát?

Đ

Nếu từng viêm thận trước khi mang thai thì thận sẽ phải đảm đương nhiệm vụ nặng nề sau khi mang thai, sẽ khiến bệnh tiểu cầu thận nặng lên, chức năng thận suy giảm. Người bị viêm thận mạn tính còn dễ bị nhiễm độc thai nghén ở giữa thai kỳ, làm tăng thêm tổn hại cho thận, ảnh hưởng tới chức năng nhau thai, khiến thai nhi thiếu oxy trong tử cung dẫn tới chết lưu. Bởi vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi bắt đầu mang thai, xem liệu có nên mang thai không.

Trường hợp bác sĩ đồng ý cho mang thai, nên đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe trong chín tháng thai kỳ. Cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng nhọc. Thường xuyên đi khám thai để được bác sĩ tư vấn kịp thời, cũng như phát hiện sớm hội chứng huyết áp cao thai nghén để có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Làm sao biết chức năng thận tốt?

H

Sức khỏe tôi trước giờ bình thường, không đau yếu gì cả. Tôi có cần kiểm tra chức năng thận trước khi có thai không?

Đ

Câu trả lời là luôn luôn nên! Thận là cơ quan khá quan trọng đối với cơ thể con người. Đồng thời chức năng của thận có liên quan mật thiết đối với việc mang thai, sinh nở. Nếu chức năng thận có vấn đề, thì thai kỳ của bạn khó lòng bình thường được.

Đừng chủ quan nghĩ mình khỏe thì không cần khám. Thực tế, những bệnh về thận có thể diễn tiến rất âm thầm, không phát hiện ra nếu không làm kiểm tra, xét nghiệm và nó có thể chuyển nặng bất thình lình khi bạn mang thai, vì lúc đó, thận phải làm việc quá tải, gây ra bệnh thận nghiêm trọng hơn, chức năng thận giảm sút nhiều hơn.  

Nên nhớ, mắc bệnh thận khi mang thai có thể gây ra một số hiện tượng như sinh non, thể trạng thai nhi yếu và thần kinh phát triển kém. Bệnh thận của người mẹ cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí gây suy thận. Cách tốt nhất cho bạn là trước khi dự định mang thai nên đi kiểm tra chức năng thận có tốt không. Chỉ cần xét nghiệm máu, nước tiểu là có thể biết được điều này.

hieu-biet-ve-phu-va-soi-than-trong-giai-doan-thai-ky

Triệu chứng bất thường nào thai phụ cần nghĩ đến bệnh thận?

H

Xin bác sĩ đưa ra giúp các triệu chứng nào thai phụ cần lập tức chú ý và nghĩ tới bệnh thận ngay?

Đ

– Khi thai phụ đau vùng hông hoặc đau thắt lưng, có thể đau tức một bên hoặc cả hai bên, đau âm ỉ kèm các triệu chứng sốt, mệt mỏi, tiểu buốt… hãy nghĩ đến chứng viêm thận – bể thận.

– Khi thấy mình có triệu chứng phù nề nhiều, lên cân quá nhanh (do cơ thể bị giữ nước) cũng cần lập tức nghĩ đến bệnh thận và kiểm tra ngay.

– Khi thấy mình tiểu buốt, cảm giác nóng rát, tiểu rắt (mót tiểu, phải rặn liên tục khi tiểu), tiểu đục, tiểu ra máu… lập tức phải báo với bác sĩ ngay. 

Tags:

Bài viết liên quan