Mẹ&Con – Tiết trời nắng nóng trong những ngày hè khiến trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy. Mẹ cùng học cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh để tránh da bé yêu có thể bị nhiễm trùng nhé! Mẹo trị rôm sảy bằng mướp đắng cho bé hiệu quả Tuyệt chiêu đối phó với rôm sảy ngày nắng nóng 8 mẹo dân gian trị dứt điểm rôm sảy cho bé bằng những loại lá có sẵn trong vườn

Mẹ hiểu gì về rôm sảy?

Trước khi tìm hiểu cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh, mẹ tìm hiểu về rôm sảy và nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé!

 cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Rôm sảy là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ, mảng đỏ hoặc những mụn nước nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc khiến mồ hôi tồn đọng trong lỗ chân lông không thoát ra được.

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện phát triển của rôm sảy. Những vùng da như ngực, lưng, trán, cổ, kẽ nách, háng… thường là nơi tập trung của hiện tượng này.

Tuy rôm sảy lành tính nhưng nếu mẹ chủ quan không điều trị đúng cách có thể dẫn đến bội nhiễm gây tổn thương da.

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh  

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng tự khỏi. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh da cho bé hàng ngày

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước mát, sạch hoặc các loại nước lá theo kinh nghiệm dân gian như lá tía tô, lá kinh giới, lá chè xanh… Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo những loại lá sử dụng để tắm cho bé phải thật sự sạch, không chứa vi khuẩn, bụi bẩn, mảnh xác côn trùng hay các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…

Sau khi tắm, mẹ cần thấm khô người cho bé ngay bằng khăn tắm sạch, mềm mịn và thấm hút nước tốt. Mẹ chỉ cần thấm nhẹ nhàng, tránh lau hoặc cọ xát mạnh khiến da bé thêm tổn thương.

Cho bé mặc quần áo thoáng mát

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy cần mặc bộ quần áo rộng, thoáng mát, chất liệu cotton thấm mồ hôi tốt. Các loại vải len hoặc chất liệu tổng hợp gây bí, kích ứng da sẽ không phù hợp cho bé trong giai đoạn này.

Không để bé gãi hoặc chà xát lên da

Vùng da bị rôm sảy vô cùng nhạy cảm, nhất là khi bị rôm nặng có thể xuất hiện những các mụn nước. Việc gãi, cào sẽ khiến da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh bé gãi, cào, chà xát lên vùng da này, mẹ đừng quên cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân bé gọn gàng nhé!

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu bé nhà bạn bú mẹ, bạn cần có chế độ ăn uống điều độ, kiêng đồ cay nóng, đồng thời tăng cường đồ mát. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý uống nhiều nước.

Với các bé lớn đã ăn được, mẹ có thể cho bé ăn uống nhiều đồ mát như nước bột sắn dây, nước cam, nước các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ) và tăng cường rau xanh vào thực đơn hàng ngày.

Đưa con đến bác sĩ

Sau 1 tuần, nếu việc áp dụng các cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh trên đây không hiệu quả, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp bé bị rôm sảy còn kèm sốt hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì cần nhanh chóng đưa con đi khám để có những chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tags:

Bài viết liên quan