Mẹ&Con - Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây các bệnh về đường hô hấp và viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Mỗi triệu chứng ho của bé gắn với một nguyên nhất định nào đó. Việc hiểu được nguyên nhân và biết được triệu chứng cụ thế sẽ giúp các mẹ dễ dàng chăm sóc và giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Thử xem đó là những cách gì nhé. Viêm màng não mủ nghe nhắc đến còn giật mình vì… sợ Viêm mô phổi kẽ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào

Ho do nghẹt mũi vào ban đêm

Nếu trẻ đi ngủ với cái mũi bị nghẹt thì bé sẽ không ít khó khăn để tìm được giấc ngủ thoải mái. Và giữa đêm khuya bạn có thể bị đánh thức bởi tiếng so của bé.

Nguyên nhân: Trong trường hợp này, trẻ ho có thể là do virus gây viêm thanh quản và khí quản. Triệu chứng ho này thường xuất hiện vào mùa lạnh, hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Trẻ bị ho do virus gây viêm phế quản hoặc khí quản các cơn ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm còn ban ngày trẻ sẽ giảm hắn. Trẻ có thể bị ho vào ban đêm do bị cảm lạnh, trúng gió.

Hãy làm theo những điều này để bé không còn phải khổ sở vì những cơn ho 6

Cách đối phó: Khi trẻ ho quá nhiều hãy bế thẳng người lên và đi ra ngoài nơi có không khí thoáng mát để làm giãn đường hô hấp cho trẻ. Hoặc bạn có thể cho bé vào phòng tắm 15-20 phút và mở vòi hoa sen – nước ấm để hơi bay ra cũng giúp bé dễ thở hơn nhờ đó giảm được các cơn ho. Tạo độ ẩm cho phòng ngủ của bé bằng cách sử dụng máy phun sương. Và nên đưa bé đến bệnh viện nếu các cơn ho nặng, trẻ gặp khó khăn khi thở hoặc thở rít và thở gấp. Trong trường hợp nhẹ các bác sĩ sẽ can thiếp bằng cách tiêm một liều steroid vào mông hoặc đường uống.

Ho kèm chảy nước mũi đau họng

Triệu chứng: khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kèm chảy nước mũi, đau họng, chảy nước mắt, trẻ chán ăn.

Nguyên nhân: Trong trường hợp này nguyên nhân có thể là do trẻ bị cảm lạnh nhẹ do virus gây ra kéo dài từ 1-2 tuần. Một số khác có thể do bị dị ứng thời tiết lạnh.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ: Bạn có thể cho bé gặp bác sĩ và uống kháng sinh theo kê toa để điều trị dứt điểm chứng cảm cúm cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể dùng nước muối sinh lý để giúp làm thông đường thở của bé. Với những trẻ nhỏ chưa thể tự hỷ mũi mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi đễ làm sạch chất nhầy trong khoang mũi của bé. Đêm đến nên cho trẻ ngủ trong phòng có độ ẩm bằng cách đặt máy phun sương để giúp bé dễ thở hơn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên với những trẻ lớn bạn có thể cho bé ngậm thuốc ho cũng có tác dụng hiệu quả.

Ho kéo dài vào mùa lạnh

Nếu con bạn xuất hiện các triệu chứng  ho kéo dài trong suốt mùa đông. Và các cơn ho thường nặng hơn khi trẻ vận động và đi lại thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị he suyễn mãn tính dẫn đến các đường khó trong phổi bị viêm và hẹp gây cản trở cho đường thở, tăng sản xuất chất nhầy trong khoang mũi. Các triệu chưng đi kèm gồm thở khò khè, ho nhiều vào ban đêm…

Hãy làm theo những điều này để bé không còn phải khổ sở vì những cơn ho 7

Cha mẹ nên làm gì để giúp đỡ trẻ:  Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng này nên nhanh chóng đưa bé đến gắp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp sớm. Với những trẻ từ 5-6 tuổi các bác sĩ sẽ đặt một ống thổi đặc biệt để kiểm trả chức năng phổi. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào triệu chứng và tiển sử gia đình có bị dị ứng hoặc hen suyễn hay không. Nếu bị nhẹ trẻ được chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít. Đưa trẻ ngay đến bệnh viện nếu trẻ gặp khó khăn khi thở, thở rít, hoặc gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện.

Ho kèm sốt và đau nhức cơ bắp

Nguyên nhân: Khi trẻ xuất hiện các cơn ho khàn yếu kèm sốt cao, đau nhức cơ thể và sổ mũi nguyên nhân có thể là do bệnh cúm gây ra hoặc trẻ bị nhiễm virus siêu vi tấn công vào đường hô hấp. Bệnh cúm có thời gian ủ bệnh rất lâu nên khi trẻ chẳng may tiếp xúc với nguồn bệnh cũng dễ bị lây nhiễm.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ: Khi trẻ gặp trường hợp này mẹ nên cho bé uống nhiều nước, với những trẻ lớn hơn 6 tuổi có thể cho bé uống cetaminophen hoặc ibuprofen cho vào sữa hoặc thức ăn để giảm sốt và đau nhức cho bé. Và nhớ tiêm chủng ngừa virus cúm cho bé đầy đủ theo quy định.

Ho khàn và thở nhanh kèm khó chịu

Nguyên nhân: Trẻ bị cảm lạnh trong vài ngày sau đó bị khàn tiếng, âm thanh ồm ồm, thở nhanh và dễ cáu kỉnh nguyên nhân có thể là do trẻ bị viêm phế quản, nhiễm trùng tiểu phế quản. Khi trời lạnh các cơ quan này sưng lên và tiết đầy dịch mũi nên dẫn đến trẻ gặp khó khăn khi thở. Nguyên nhân là virus hợp bào hô hấp RSV gây ra. Viêm tiểu phế quản thường tấn công trẻ vào những ngày thời tiết lạnh.

Hãy làm theo những điều này để bé không còn phải khổ sở vì những cơn ho 8

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ: Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ khó thở. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm tiểu phế quản dựa vào kiểm tre vật lý như chụp X- Quang và làm các xét nghiệm máu và tiểu sử bệnh của gia đình. Riêng trẻ sơ sinh không được chỉ định chụp X- quang. Với trẻ bị viêm phế quản không cần điều trị bằng thuốc nếu bệnh nặng trẻ cần được nhập viện để thở bằng oxy, truyền dịch và uống thuốc.

Trẻ bị ho gà

Trẻ nếu ho 20 trong một hơi thở giữa các cơn ho thường có biểu hiện khó thở, ẩm thanh kỳ lạ khi bé thở là triệu chứng của bệnh ho gà. Nguyên nhân là do vi khuẩn ho gà tấn công vào niêm mạc đường hô hấp làm tổn thương niêm mạc, làm hẹp đường thở. Với những trẻ chưa tiêm chủng ho gà nguy cơ bị bệnh là rất cao.

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ: Nên cho trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng nếu trên đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Các nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng kháng sinh.

B.N (Theo Parents)

Tags:

Bài viết liên quan