Mẹ&Con – Hạ sốt cho bé sau tiêm chủng là mối quan tâm của nhiều mẹ. Trừ những trường hợp sốt nặng thì trường hợp bé sốt nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể thực hiện các phương pháp hạ sốt đơn giản tại nhà dưới đây. Cách chăm sóc bé yêu sau khi tiêm phòng Những cách hạ sốt nhanh cho bé trong vòng 5 phút Đừng lơ là tiêm chủng!

Hạ sốt cho bé sau tiêm chủng là việc làm mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được ngay tại nhà. Thông thường, các cơn sốt sau tiêm chủng thường là nhẹ và sẽ tự hết sau 1-2 ngày tiêm.

Để hạ sốt cho bé sau tiêm chủng điều đầu tiên mẹ cần làm là hãy cho bé nằm ở nơi thoáng mát, mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chườm khăn mát kết hợp cùng một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé!

Chườm đá lên chỗ tiêm

chuom-da

Sau khi bé tiêm chủng mẹ có thể dùng đá xoa lên lòng bàn tay của mình rồi áp vào chỗ vết tiêm trên da bé. (Ảnh minh họa)

Để hạn chế cảm giác đau đớn, khó chịu cho bé nơi vết tiêm, mẹ có thể dùng đá lạnh xoa lên lòng bàn tay của mình rồi áp nhẹ lên vùng da bị tiêm. Khi bé đỡ đau hơn, mẹ có thể dùng khăn sạch bọc viên đá lại và chườm lên chỗ tiêm trong vài giây. Thực hiện như vậy khoảng 2-3 lần/ngày không chỉ giúp bé dịu cơn đau mà còn có thể tránh viêm nhiễm nơi tiêm.

Tuy nhiên, mẹ chú ý phải sửa sạch tay bằng xà phòng và không thoa trực tiếp viên đá lên da bé.

Bù nước và điện giải

Khi bé sốt cao, cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên dễ rơi vào tình trạng mất nước, rối loạn sự cân bằng điện giải. Chính vì vậy, mẹ phải cho bé uống các loại thuốc có tác dụng bù nước và điện giải như oresol hoặc nước cháo loãng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì thuốc để không gây nguy hiểm cho bé.

Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không cho uống bất nước gì ngoài sữa mẹ nhé. Mẹ nên tăng cường cho bé bú để bù nước cho bé.

Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

dinh-duong

Bé sau tiêm chủng cần được đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Khi bị sốt, bé thường khó chịu trong người và biếng ăn. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn đồ lỏng và dễ tiêu như cháo, súp… Không nên ép bé ăn sẽ khiến bé dễ nôn trớ, chỉ nên cho bé ăn từng ít một.

Nếu bé vẫn còn bú sữa mẹ thì mẹ cũng nên chú ý chế độ ăn uống của mình. Ngoài ra, trước ngày tiêm chủng, mẹ có thể ăn sống khoảng chục ngọn lá tía tô rồi cho bé bú càng nhiều càng tốt. Chất kháng sinh tự nhiên trong loại lá này có công dụng hạ sốt rất tốt.

Lau người bằng nước ấm

Nếu không muốn cho bé tắm khi bị sốt, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm 36-37 độ C, vắt khô và lau người cho bé.

Uống thuốc hạ sốt

ha-sot

Khi bé sốt trên 38,5 độ C thì cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Nếu đo nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5 độ C, mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Tránh dùng thuốc aspirin hoặc axit salicylic

Hạ sốt cho bé sau tiêm chủng mẹ không nên dùng các loại thuốc có chứa thành phần aspirin hoặc axit salicylic. Bởi các thành phần của loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần có trong vắc-xin dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm khác cho bé.

Sau tiêm chủng, bé có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C kèm theo biểu hiện tím tái da, quấy khóc liên tục và co giật, mẹ nên đưa bé đi cấp cứu ngay ở trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

Hạ sốt cho bé sau tiêm chủng nếu không có dấu hiệu cải thiện sau 2 ngày, khả năng ăn uống của bé giảm sút, quấy khóc liên tục, da khô và cơ thể mệt mỏi thì mẹ cũng nên cho bé đến khám bác sĩ sớm.

Tags:

Bài viết liên quan