Mẹ&Con - Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn, được gọi là dị nguyên. Đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn là trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt, nhóm trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng là những trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng. Top 6 thực phẩm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng Cho con ăn dặm đúng cách sẽ giảm được dị ứng Dị ứng nổi mề đay: không phải là “chuyện nhỏ”

“Cu Tí nhà em mới được 1 tuổi. Hệ tiêu hóa kém nên hễ ăn cái gì vào bé cũng bị nôn ói, thậm chí là tiêu chảy. Bé chỉ ăn được mỗi món bột nấu với thịt, còn ăn tôm, trứng, cá… là bị táo bón ngay. Em phải làm gì để khắc phục tình trạng này của bé, thưa bác sĩ?”

Chị Nguyễn Nhung (Quận 3)

Chuyên gia tư vấn

Chào bạn!

Với những triệu chứng của bé như trên, rất có thể bé bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn, được gọi là dị nguyên. Đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn là trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Đặc biệt, nhóm trẻ có nguy cơ cao bị dị ứng là những trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bị dị ứng.

Dị ứng thức ăn
Giúp mẹ hiểu đúng về dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ

Các loại thức ăn gây dị ứng cao là hải sản (tôm, cá…), trứng, lạc, hạnh nhân, sữa… Mức dị ứng phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa. Trẻ dị ứng thức ăn thường có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban đỏ, ngứa trên da… Thậm chí còn gây khó thở, huyết áp giảm, đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Đầu tiên, bạn nên tìm các thức ăn khiến trẻ bị dị ứng theo nguyên tắc loại trừ dần. Khi bắt đầu một món mới (tôm, cá, trứng…), nên cho trẻ ăn từng chút một. Sau đó hãy quan sát xem cơ thể bé có biểu hiện bất thường như nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, đau bụng… hay không. Nếu có, hãy lập tức ngưng cho bé ăn món đó, tạm thời loại ra khỏi thực đơn và chọn thức ăn khác thay thế. Tốt nhất là bạn nên dùng một cuốn sổ nhật ký ghi lại danh sách những thực phẩm và biểu hiện lâm sàng khi bé bị dị ứng để tiện cho quá trình theo dõi.

Ngoài ra, mẹ nên:

– Tránh cho bé ăn các loại đồ ăn sẵn, các thực phẩm có chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.

– Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong bát có dính thức ăn mà trẻ dị ứng.

Lưu ý: Dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, vì vậy mẹ không cần phải bắt bé kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, mẹ có thể cho bé ăn lại thức ăn đó, ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ.

Theo sự tư vấn của Bác sĩ Ngô Văn Tuấn – Phòng khám Đặng Trần Côn (Huế)

Tags:

Bài viết liên quan