Để giải đáp xoay quanh câu hỏi này, trong bài viết dưới đây Mẹ&Con sẽ đề cập đến lợi và hại của quả na, từ đó trả lời cho câu hỏi liệu bà bầu có nên ăn na mà nhiều người thắc mắc.
Những dưỡng chất có trong quả na
Cứ 100g na có chứa:
Canxi: 17,6 mg; Phốt pho: 14,7 mg; Protein: 68 gam; Vitamin B1: 0,075 mg; Vitamin B2: 0,086 mg; Vitamin B3: 0,5 mg; Vitamin C: 15 mg; Năng lượng: 80 – 101 calo; Carbonhydrate: 20 gam; Chất béo: 0,5 gam; Chất xơ: 0,9 gam; Caroten (sắc tố màu vàng hoặc cam): 0,007 mg; Sắt: 0,42 mg.
10 lợi ích tuyệt vời từ quả na
1. Ngừa ho
– Với hàm lượng vitamin B6 khá cao, tiêu thụ na giúp bạn giảm các chứng bệnh về viêm phổi và ngăn ngừa ho hiệu quả.
2. Ngừa đau tim
– Đau tim là hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với mẹ bầu trong thai kì. Trong quả na có hàm lượng magie cao, điều này sẽ giúp ngăn ngừa đau tim cho mẹ bầu.
3. Giảm ốm nghén
– Đa số các mẹ đều bị ốm nghén khi mang thai. Na có thể giảm các triệu chứng ốm nghén cũng như loại bỏ cảm giác tê ở chân cho mẹ đấy.
4. Ngăn chặn tiểu đường thai kì
– Đây cũng là căn bệnh mà rất nhiều mẹ bầu mắc phải. Để tránh trường hợp này, hãy tiêu thụ na bởi hàm lượng chất xơ trong đó còn có tác dụng ngăn chặn tiểu đường.
5. Tốt cho mắt, da, tóc thai nhi
– Bởi chứa một hàm lượng các vitamin A và C “khủng”, bổ sung những dưỡng chất từ na sẽ giúp mắt, da và tóc bé yêu phát triển mượt mà ngay từ khi còn là bào thai.
Quả na có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
6. Cải thiện hệ miễn dịch
– Thường xuyên tiêu thụ na còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, hệ thần kinh cho thai nhi. Điều này vô cùng tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
7. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh
– Trong chín tháng thai kỳ, mẹ bầu cũng rất dễ bị táo bón gây khó khăn trong việc đi vệ sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới việc ăn uống. Na có chứa rất nhiều chất xơ, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa khóa làm việc trơn tru và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, cholesterol cũng được cân bằng đáng kể.
8. Bổ sung máu
– Bà bầu có nên ăn na, thực sự vì chúng rất tốt cho cơ thể. Một trong số đó là bổ sung máu cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai đã bị thai nhi “hút” một lượng máu không hề nhỏ.
9. Giảm đau đẻ
– Gần tới ngày sinh, mẹ hãy ăn nhiều na hơn một chút vì loại trái cây này không chỉ có khả làm giảm nguy cơ sẩy thai, mà nó còn và giảm mức độ của các cơn đau đẻ nữa đấy.
10. Tăng nguồn tiết sữa
– Khi sinh em bé, nếu nguồn sữa của mẹ không được nhiều hãy tích cực ăn na. Ăn na thường xuyên có thể làm tăng nguồn sữa mẹ đấy!
Ăn na đúng cách trong thời gian mang bầu
Tuy quả na có vô vàn lợi ích, nhưng không phải cứ ăn na là cơ thể mẹ sẽ hấp thụ được hết những dưỡng chất trên. Ăn na cũng cần phải đúng cách, nhất là trong thời gian mang thai. Tránh xa 2 trường hợp dưới đây nếu mẹ bầu không muốn “rước họa vào thân”:
– Không ăn na quá chín
Nhất là những quả na có nhiều vẩy trắng, đã “nứt toác” hoặc chảy nước, đặc biệt những quả na có mắt đã thâm đen. Lý do bởi những quả na này rất dễ nhiễm khuẩn và có giòi bền trong.
– Không cắn vỡ hạt na
Vì trong hạt na có một loại độc tố cao, nếu cắn vỡ hạt và nuốt phải độc tố sẽ gây hại nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ vô tình nuốt phải hạt na thì cũng đừng nên lo lắng. Bởi bên ngoài hạt na đã có một lớp vỏ cứng bảo vệ, ngăn chặn độc tố.
– Không ăn quá nhiều na
Bất cứ thứ gì cũng có hai mặt lợi và hại. Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn 1 quả na. Ăn quá nhiều không những mang lại lợi ích mà còn “phản tác dụng”. Na là loại trái cây có tính nóng, ăn quá nhiều khiến mẹ dễ nổi mụn, táo bón và khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dẫn tới nguy cơ thiểu đường thai kỳ.
Bà bầu có nên ăn na, đây là một loại trái cây tuyệt vời tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi. Chỉ cần lưu ý một chút những hạn chế ở trên, bạn đã là một bà mẹ tuyệt vời bởi biết cách chăm sóc bé yêu chu đáo ngay từ khi còn nằm trong bụng rồi đấy!