Mẹ&Con - Trẻ từ 12-24 tuần tuổi thường dành nhièu thời gian để ngủ, bé có thể ngủ mọi lúc nhưng cũng có những bé lại không có khả năng tự động ngủ lại sau mỗi lẫn thức giấc. Vậy, mẹ làm gì để giúp bé có thói quen ngủ lành mạnh?

Giúp bé biết phân biệt ngày và đêm

Trong vài tuần đầu sau khi chào đời, em bé của bạn sẽ không thể biết cách phân biệt giữa ngày và đêm. Bé sẽ có xu hướng ngủ nhiều và hầu như bé dành toàn bộ thời gian của mình để ngủ. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì bé vẫn đang quen với môi trường sống trong bụng mẹ. Lúc này, việc mẹ cần làm là nên cho bé ngủ trong phòng tối để bé dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Giúp bé từ 0-24 tuần tuổi có thói quen ngủ tốt 7Giúp bé nhận biết ngày và đêm

Tuy nhiên, sau vài tuần mẹ nên dạy bé cách phân biệt ngày và đêm, để bé rèn thói quen ngủ vào ban đêm nhiều hơn. Bằng cách vào mỗi buổi sáng sớm khi bé thức giấc, mẹ nên đưa bé rời khỏi phòng ngủ và cho bé ra ngoài tắm nắng, lắng nghe âm thanh cuộc sống xung quanh và gặp gỡ mọi người. Và mẹ cũng nên dành thời gian chơi với bé nhiều hơn.

Còn khi đêm đến, mẹ nên cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh không có tiếng ồn. Nếu bé thức dậy, mẹ không nên vội can thiệp mà nên để bé tự động ngủ lại. Trừ trường hợp bé khóc dữ dội mẹ mới can thiệp vì có thể bé đang đói hoặc bé gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Lâu dần, bé sẽ hình thành thói quen chơi ngày và ngủ đêm nhiều hơn.

Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ cho bé

Khi bé đã biết phân biệt giữa ngày và đêm, mẹ bước sang giai đoạn tiếp theo là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút mẹ nên cho bé uống sữa hoặc tắm và thay tã cho bé. Sau đó, mẹ có thể mở bài hát ru hoặc tự hát ru cho bé ngủ vào một khoảng thời gian nhất định. Lặp lại thói quen này mỗi ngày, lâu dần bé sẽ ngầm mặc định khi nghe hát ru và ăn là thời điểm bé bắt đầu đi ngủ. Và vào buổi sáng, mẹ không nên cho bé ngủ nướng và nên đánh thức bé dậy để ăn và chơi. Cứ như thế, lâu dần bé sẽ hình thành thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ.

Hạn chế cho bé ăn sau khi bé thức dậy lúc nữa đêm

Trong những lần bé chợt giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm, mẹ không nên vội vàng bế bé lên để cho bé bú. Nếu như bé không thật sự khóc vì đói. Vì nếu mẹ thường xuyên cho bé bú mỗi lần bé thức dậy, lâu dần bé sẽ hình thành thói quen thức dậy và ăn lúc nữa đêm. Chưa kể đến, sau khi ăn nó sẽ làm bé khó ngủ trở lại và bé sẽ không tự động ngủ trở lại được sau mỗi lần thức giấc. Để tránh việc bé đói và thức dậy lúc nửa đêm, trước khi đi ngủ khoảng từ 30-60 phút mẹ nên cho bé ăn, sau đó mới cho bé ngủ sẽ giúp bé ngủ thâu đêm.

Giúp bé từ 0-24 tuần tuổi có thói quen ngủ tốt 8Không nên cho bé ăn giữa các lần thức giấc

Hơn nữa, khi bé thức giấc, mẹ cũng không nên ắm bồng bé lên để vỗ về hoặc hát ru cho bé nghe. Vì nếu mẹ thường xuyên làm như vậy, bé sẽ không có thói quen tự ngủ trở lại mà cần người giúp đỡ.

Đặt đồng hồ hẹn giờ đi ngủ

Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, đêm đến bé sẽ có xu hướng thức đêm để chơi đùa. Điều này sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên đặt đồng hồ hẹn giờ cho bé đi ngủ. Bằng cách, đến giờ đi ngủ bạn đặt bé vào trong nôi, hoặc trên giường tắt hết bóng điện và giữ cho căn phòng yên lặng. Lúc này, bé sẽ hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ, khi mọi thứ xung quanh đều yên tĩnh, khi phòng tối, bé sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ mà không cần sự can thiệp của cha mẹ.

Không nên lạm dụng “đạo cụ” để dỗ bé ngủ

Giúp bé từ 0-24 tuần tuổi có thói quen ngủ tốt 9Nên hạn chế cho bé nằm võng

Nhiều bà mẹ thường có thói quen đưa nôi hoặc cho bé nằm võng hoặc ngậm ti giả khi bé đi ngủ. Mặc dù những “đạo cụ” này có thể giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Tuy vậy, nếu mẹ lạm dụng lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. Bé sẽ chỉ ngủ được nếu được đưa nôi hoặc nằm võng đu đưa hoặc ngậm “ti”giả, ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên của bé.

Theo The bump

Giúp bé từ 0-24 tuần tuổi có thói quen ngủ tốt 10

Tags:

Bài viết liên quan