Mẹ và Con - Giỗ Tổ Hùng Vương được xem là một lễ lớn của dân tộc Việt Nam, mang ý nghĩa ghi nhớ công lao dựng nước của cha ông ta. Chính vì vậy, hàng năm mọi người dân đều một lòng hướng đến một nơi.

Vậy vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nên dâng lễ gì và có thể làm lễ cúng ở nhà được không? Cùng Mẹ và Con tìm câu trả lời ngay nhé!

Thời gian, địa điểm và nghi thức trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng hay được gọi là với cái tên thân thương quen thuộc là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Cứ mỗi năm vào dịp mùng 10 tháng 3 (âm lịch), ngày giỗ Tổ lại được tổ chức tại Đền Hùng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trước ngày Giỗ Tổ sẽ có những hoạt động văn hóa dân gian thú vị như:

Lễ rước kiệu: Vào thời điểm rước kiệu bạn sẽ được trải nghiệm không gian đầy cờ, lọng, hoa và kiệu. Đặc biệt là các trang phục truyền thống Việt Nam đầy màu sắc, từng đoàn rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi sau đó đi qua các đền để đến Đền Thượng.

Lễ dâng hương tại Đền Thượng: Tại đây mọi người dân sẽ tiến hành thắp lên đền những nén hương và cầu nguyện với tâm niệm mong bình yên cho gia đình và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, cha ông dựng nước.

Bên cạnh những văn hóa dân gian thú vị trên, Giỗ Tổ Hùng Vương còn có những trò chơi khác như: hát xoan, thi vật, bơi trải (ở ngã ba sông Bạch Hạc), kéo co…

giỗ tổ hùng vương

Lễ vật không thể thiếu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 của Bộ Văn hóa, lễ vật dâng cúng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương cần phải có:

Trong đó, con số 18 đại diện cho 18 đời Vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước. Theo quan niệm dân gian, hai loại bánh trên tuy đơn giản nhưng ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cụ thể, bánh dày có hình tròn, thuộc hệ dương, không có góc cạnh, hình khối cụ thể, có thể giãn nở mọi phía, tượng trưng cho trời nên có màu trắng và không nhân. 

Trong khi đó, bánh chưng có hình vuông, thuộc hệ âm, có góc cạnh, hình khối cụ thể, tượng trưng cho đất đai, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh, bên trong có nhân thịt và đậu xanh đãi vỏ. Sự đối lập giữa âm và dương, trời và đất, vuông và tròn nói lên biết bao điều tốt đẹp của dân tộc, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình nghĩa vợ chồng son sắc, đó là công ơn sinh thành, dưỡng dục lớn lao của cha mẹ.

Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng phồn thực và triết lý “Nõ – Nường – Chày – Cối – Chưng – Dày”, hai hình ảnh trên còn biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Theo đó, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên. Cha Rồng mẹ Tiên chính là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Ngoài những lễ vật nêu trên, mâm cúng trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương ở các địa phương còn có xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà trống thiến luộc, thịt bò, thịt dê và thịt heo đen.

Người dân nên dâng lễ như thế nào?

Bên cạnh các nghi thức lễ bắt buộc của ban tổ chức, người dân nên dâng lễ như thế nào để thể hiện lòng thành kính của mình? Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh đã chia sẻ tùy vào điều kiện của mỗi người sẽ lễ dân cúng khác nhau. Thông thường sẽ có đầy đủ hai loại bánh là bánh dày và bánh chưng. Bên cạnh đó, còn có những người dâng hương, dâng, hay xôi mặn như gà, gạo muối, thịt lợn, rượu…

Vì lễ vật chỉ cần thể hiện đủ lòng kính trọng với tổ tiên và quan trọng nhất chính là sự chân thành và cái tâm của mỗi người. Tệ nhất là làm lễ cúng ê hề với mâm cao cỗ đầy mà thiếu đi sự thành kính, thì không nên.

Nơi nào nên đến trong lễ hội Đền Hùng?

Như Mẹ và Con đã chia sẻ: Ngày 10 tháng 3 âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương). Sau khi bạn cầu nguyện và thực hiện xong các nghi thức dâng lễ tại đền và tham gia các lễ hội bên lề thì có thể đến một số địa điểm sau:

  • Bảo tàng Hùng Vương: Đây là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ mang tính lịch sử của Nhà nước Văn Lang, thời các vua Hùng dựng và giữ nước.
  • Chủ đề triển lãm ảnh nghệ thuật – Văn hóa đất Tổ – cội nguồn dân tộc Việt Nam: Du khách và người dân khi đến đây sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Hàn Quốc và người dân Phú Thọ.
  • Chủ đề triển lãm các tác phẩm làm từ chất liệu đá có tên Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Việt Nam.
  • Triển lãm hình ảnh về di sản hát Xoan Phú Thọ, hay Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ…

Có được làm lễ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà hay không?

Như mọi năm, ban tổ chức Lễ hội đền Hùng sẽ được tổ chức dâng hương tại Đền Thượng. Bên cạnh đó, còn có phần hội truyền thống để người dân có thể tham gia và bày tỏ lòng thành kính. Nhưng do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên nhiều người ngại di chuyển đường xa và tập trung đông người. Vậy có thể thực hiện lễ cúng ở nhà được không?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa – Ngô Đức Thịnh chia sẻ rằng: ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người dân không nhất thiết đến trực tiếp Đền Hùng. Vì hiện nay, nước ta có khoảng 1600 di tích đền Hùng, chính vì vậy các bạn có thể tìm những địa điểm gần nhất vào để đó dâng lễ.

Thậm chí, ngay tại nhà các bạn vẫn có thể làm mâm cơm cúng đơn giản với gia tiên, chỉ cần thắp một nén nhang và thể hiện lòng thành kính là được. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng khuyến nghị, vận động nhân dân, trước hết là người dân tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ cúng giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà vào ngày 10.3 âm lịch. 

Những lễ vật dâng lên các vua Hùng thường gồm: thịt gà, đĩa xôi, bánh chưng, bánh giầy. Tuy nhiên, cũng tại gia, các gia đình cũng không nhất thiết phải làm mâm cao cỗ đầy miễn là thể hiện lòng thành, nhớ về nguồn cội.

mâm cúng giỗ tổ hùng vương

Hy vọng với những thông tin trên đây Mẹ và Con đã giúp các bạn hiểu hơn về ngày quốc lễ của Việt Nam ta – Giỗ Tổ Hùng Vương. Chúc bạn có ngày nghỉ trọn vẹn bên gia đình nhé!

Bài viết liên quan