Mẹ&Con – Thấu hiểu những cảm xúc của bé sơ sinh trước khi chúng có thể nói với bạn là điều hết sức tuyệt vời.

Mọi người thường đùa rằng, giá như con họ chào đời với một “bảng chỉ dẫn” về chúng thì tiện lợi hơn biết bao nhiêu. Sở dĩ có điều này, bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất khó nhận biết cảm giác chúng cần gì, muốn gì. Dưới đây là 4 trường hợp cảm xúc của bộ lộ thường xuyên nhất nhưng lại bị các bậc phụ huynh hiểu lầm nhiều nhất:

  1. Cục cưng 3 tuần tuổi cười với bạn

Bạn cho rằng: Cục cưng yêu mình!

Thực sự: Trước 6 tuần tuổi, những cái miệng toe toét cười này có thể là do bé có cảm giác khoan khoái về mặt thể chất hoặc đơn giản chỉ muốn giải tỏa năng lượng.

Tiến sĩ y khoa Ari Brown, đồng tác giả cuốn Baby 411 nói rằng: “Từ 6 đến 12 tuần tuổi, em bé mới bắt đầu biết cười giao tiếp – hành vi hồi đáp những nụ cười của bạn dành cho chúng”. Thậm chí khi ấy chúng có thể cười với bất kì ai.

Khi được khoảng 4 tháng tuổi, trẻ sẽ phát triển cái gọi là “cười giao tiếp có chọn lọc”. Chúng sẽ cười nhiều hơn với những người chúng ưa thích, ví dụ như cha mẹ, ông bà chẳng hạn.

  1. Cục cưng 2 tháng tuổi khóc suốt

Giải mã cảm xúc của bé sơ sinh qua những cử chỉ thông thường 3

Bạn cho rằng: Có gì đó không ổn?

Thực sự: Đối với trẻ sơ sinh, chỉ một rắc rối nhỏ xíu như cái áo đang mặc làm cho ngứa ngáy cũng đủ khiến trẻ khóc suốt ngày. Bé cũng sẽ khổ sở bởi những kích thích quá mạnh. Nếu bạn đang chơi đùa cùng bé mà bé lại quay ra chỗ khác hoặc không nhìn bạn nữa, thì có thể bé muốn ngừng chơi. Vì thế đừng cố gắng cưng nựng trẻ, hãy để chúng nghỉ ngơi nếu không muốn bị làm ồn bởi những tiếng khóc nức nở.

Tiến sĩ Linda Acredolo, đồng tác giả cuốn Baby Hearts: A Guide to Giving Your Children an Emotional Heal Start nói rằng: “Một khi bé khóc, cảm xúc của không dễ dàng ngăn lại được ngay lập tức như người lớn. Bạn nên để cho bé nạp năng lượng lại trước khi kích động quá mức”.

  1. Cục cưng 6 tháng tuổi bi ba bi bô

Bạn cho rằng: Chắc chắn trẻ đang nói chuyện với mình!

Thực sự: Em bé đang chơi đùa với dây thanh âm trong cổ họng. Bé có hai vùng não kiểm soát ngôn ngữ: Một vùng thô sơ và một vùng phát triển hơn. “Ở độ tuổi này, những kĩ năng ban sơ đạt mức sôi nổi nhất khi trẻ bắt đầu tạo ra hàng loạt những âm thanh, nhại theo âm điệu những cuộc trò chuyện của người lớn” – tiến sĩ Brown giải thích.

Khi gần 1 tuổi, trẻ bắt đầu có được những kĩ năng ngôn ngữ thuần thục, chúng bắt đầu liên kết lời nói với những đối tượng. Dù những câu nói ban đầu của chúng không mang nghĩa gì cụ thể, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

“Hãy đáp lại những tiếng bi ba bi bô của trẻ, khuyến khích trẻ phát ra âm thanh để chuẩn bị cho giai đoạn trò chuyện với nhau bằng lời” – tiến sĩ Brown nói.

  1. Cục cưng 9 tháng tuổi ném đĩa thức ăn xuống sàn

Bạn cho rằng: Con không thích món ăn mẹ nấu?

Thực sự: Nếu con bạn không đồng thời lè lưỡi và nhổ thức ăn ra (cách trẻ biểu lộ sự ngao ngán), thì không hẳn do bạn nấu nướng tồi. Có thể cảm xúc của đơn giản chỉ là đang tò mò.

“Trẻ quăng ném đồ vật để coi chuyện gì sẽ xảy đến” – tiến sĩ Brown nói. Nếu bạn muốn trẻ không quăng đồ đạc nữa, hãy đưa cho chúng một hộp giấy chứa đầy khăn mặt, để chúng quăng ném cho thỏa thích.

Tags:

Bài viết liên quan