Mẹ và Con - Thuật ngữ Gaslighting xuất hiện từ những năm 1938 và gây ra thao túng tâm lý từ từ, lặp đi lặp lại nhiều lần và hoàn toàn có khả năng để lại cho nỗi đau sâu sắc và lâu dài cho người bị tổn thương...

Gaslighting có thể “ẩn mình” trong tất cả các mối quan hệ hàng ngày, từ mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, đến những mối quan hệ tại cơ quan với các đồng nghiệp, hay thậm chí là cả mối quan hệ yêu đương sâu đậm. Bạn có thể cảm nhận được cảm giác đau đớn khi một người mình yêu thương làm tổn thương mình nó quằn quại đến nhường nào… Gaslighting cũng được xem là một dạng như vậy.

Gaslighting là gì?

Gaslighting là một hình thức thao túng tâm lý bằng cách lạm dụng tình cảm. Người bị thao túng thường sẽ phải nghi ngờ chính bản thân mình về niềm tin và nhận thức. Theo thời gian, nếu ở trong một mối quan hệ độc hại này lâu dài, nó có thể làm suy giảm lòng tự trọng và sự tự tin của bạn, khiến bạn phụ thuộc vào đối phương.

Bản thân thuật ngữ này xuất phát từ vở kịch “Gas Light” năm 1938, sau đó được phát hành dưới tên các bộ phim “Gaslight” năm 1940 và 1944. Câu chuyện kể về một người chồng cô lập và thao túng vợ mình với mục tiêu cuối cùng là áp chế cô ấy.

Gaslighting

Dấu hiệu nhận biết một người đang Gaslighting bạn

Đối phương sẽ có những động thái thao túng về mặt tâm lý như nhấn mạnh rằng bạn đã nói hoặc làm những điều biết bạn không làm. Chế giễu những việc làm không đáng tự hào mà bạn đã từng trải qua trước đây. Thường xuyên cho rằng bạn là một người nhạy cảm thái quá hoặc điên rồ mỗi khi bạn có nhu cầu chia sẻ cảm xúc, mối bận tâm, sự trăn trở của mình. Cố gắng kể lại với một người thứ ba về những hành vi và trạng thái của bạn theo một hướng tiêu cực, làm cho họ nghĩ rằng bạn là một người xấu. Lặp lại những câu chuyện đã qua để tiếp tục đổ lỗi và dằn vặt bạn. Luôn luôn nhấn mạnh rằng, họ đúng và từ chối xem xét quan điểm, ý kiến mà bạn đưa ra.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã hoặc trong một mối quan hệ Gaslighting

gaslighting

Trong các cuộc tranh luận, bạn thường là người phải xin lỗi, trong khi bạn không làm điều gì sai. Bạn thường xuyên cảm thấy hồi hộp, lo lắng mỗi khi nói chuyện cùng người đó. Bạn cảm thấy mất tự tin đối với chính mình và tự hỏi liệu mình có thật sự quá lo lắng hay không. Bởi vì bị áp chế tâm lý, bạn dần sẽ mất kết nối khỏi ý thức về bản thân, như thể bạn đang đánh mất chính mình vậy. Nếu không thật sự tỉnh táo, bạn sẽ thật sự tin rằng bạn là người đáng trách khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.

Tại sao có người lại thích áp chế tâm lý người khác?

Đơn giản là vì có những kiểu người họ luôn tin rằng những luận điểm của mình là đúng và vượt trội hơn bạn. Ngoài ra, người đó còn có thể là người thích sự kiểm soát và muốn thể hiện năng lực kiểm soát đó với những người xung quanh. Hoặc đó là một người thật sự có một nội tâm yếu đuối, và họ dùng sức mạnh áp đặt suy nghĩ của nghĩ lên người khác để che đậy phần mềm yếu, đầy sợ hãi, trống rỗng bên trong.

Tại sao mối quan hệ Gaslighting tồn tại?

Mặc dù đau khổ, khóc rất nhiều lần và cảm thấy rất ngột ngạt khi phải sống, làm việc, đồng hành với một người thường xuyên áp đặt tâm lý, nhưng nhiều nạn nhân vẫn “bấm bụng” duy trì mối quan hệ ấy. Tại sao lại như vậy?

Tất cả chúng ta đều mang trong mình những nỗi bất an mà chúng ta sợ phải thừa nhận. Khi ai đó cho chúng ta lý do để nghi ngờ bản thân, giống như họ đã cho phép chúng ta để cho những bất an đó sống lại.

gaslighting

Giả sử như có một ngày, một người nào đó nói với bạn rằng những người xung quanh đang nói xấu về bạn, mọi người chỉ đang cố tỏ ra thân thiện trước mặt bạn nhưng thực tế thì họ không thích bạn chút nào. Lời nói này đánh động rất mạnh vào tâm trí bạn, bởi có thể đó là điều mà bạn vẫn luôn thầm lo lắng khi làm việc cùng một tập thể lớn, sự nghi ngờ bắt đầu nhen nhóm và khiến bạn sợ trước những hành động của người xung quanh.

Thêm vào đó, mối quan hệ độc hại kiểu này thường được ngụy trang dưới lớp tình cảm tốt đẹp giữa những người thân trong gia đình, giữa những người bạn lâu năm, những người tình nhân lãng mạn. Và những người trong cuộc thì luôn cố gắng, nỗ lực duy trì mối quan hệ ấy bằng cách chịu đựng nhằm lấy được lòng tin, sự tín nhiệm, tình yêu của người mình thương. Điều đó vô hình cuốn nạn nhân của những mối quan hệ kia càng lún sâu hơn nữa vào mê cung của những đòn tra tấn tâm lý.

Một ngày nọ, một người bạn cùng phòng của bạn nói: “Tôi xin lỗi vì tôi phải nói với bạn điều này. “Nhưng bạn bè của bạn không thực sự thích bạn. Họ chỉ đi chơi với bạn vì bạn có tiền và họ có thể lợi dụng bạn. Tôi chỉ nghĩ rằng bạn nên biết.”

Việc thao túng tâm lý có thể diễn ra từ từ, nhưng nó sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần và hoàn toàn có khả năng để lại cho nỗi đau sâu sắc và lâu dài. Lúc này có thể ngay cả bản thân bạn cũng không đủ tỉnh táo để tự giải cứu mình ra khỏi nó. Khi tâm hồn đã có quá nhiều sự vụn vỡ, hãy nhớ rằng bạn vẫn có thể nhờ đến những người thứ ba, những người có chuyên môn và ánh nhìn trung lập để cho bạn lời khuyên, cách ứng xử và cách làm sao để vượt qua những nỗi đau đó một cách nhẹ nhàng.

Bài viết liên quan