Mẹ&Con – Nhiệt miệng ở trẻ em mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu để tình trạng kéo dài trẻ sẽ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Những mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ đuổi nhiệt miệng cho bé hiệu quả, vừa an toàn vừa không tốn quá nhiều chi phí cho việc mua thuốc. Chữa nhiệt miệng cho bé bằng 6 dược liệu tự nhiên có sẵn Chăm sóc bé bị loét miệng, nhiệt miệng Gỏi mực rong biển ngọt mát giải nhiệt mùa nóng

Rau ngót

Đặc tính của lá rau ngót là mát và rất lành, nên thường được các bà nội trợ mua về nấu canh dùng trong bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra, rau ngót còn được dân gian dùng để chữa nhiệt miệng hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em nữa đấy.

Cách làm như sau: Lá rau ngót sau khi rửa sạch, dùng cối hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước bỏ bã, nước rau ngót hòa chung với một ít mật ong, thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này bôi trực tiếp lên phần bé bị viêm loét, mỗi ngày bôi 2-3 lần. Kiên trì trong vài ngày bé sẽ hết sưng, loét.

Lưu ý: Cách này không áp dụng cho tre dưới 1 tuổi vì trong hỗn hợp có chứa mật ong, nếu dùng cho trẻ dưới 1 tuổi dễ bị ngộ độc.

rau-ngot

Rau má

Triterpenoids có trong rau má có tác dụng chữa nhiệt miệng, tăng cường chất chống oxy hóa tại các vết thương hay vết lở loét. Vậy nên rau má cũng được xem là bài thuốc chữa nhiệt miệng an toàn cho trẻ.

Cách làm như sau: Rau má sau khi rửa sạch, đem giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cho bé uống. Hoặc mẹ cũng nấu món canh rau má thịt nạc cho bé ăn mỗi ngày cũng có tác dụng cải thiện đáng kể chứng nhiệt miệng cho bé.

rau-ma

Lá mít

Để chữa nhiệt miệng cho bé bằng lá mít, bạn làm như sau: Dùng khoảng 30g lá mít phơi khô, sau đó đốt cháy thành than, tãn nhuyễn. Dùng bột đã tán nhuyễn trộn với một chút mật ong, rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiệt. Mỗi ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Làm vài lần sẽ cho kết quả tốt.

Lưu ý: Bài thuốc này cũng không áp dụng cho bé dưới 1 tuổi vì có mật ong, trẻ dễ bị ngộ độc mật ong.

Lá cỏ mực (nhọ nồi)

Cỏ mực có vị chua, ngọt, tính mát có tác dụng giải độc, chống viêm. Cỏ mực được Đông y dùng để chữa tiêu chảy, hạ sốt. Nhưng ít ai biết được rằng, cỏ mực cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả cho bé.

Cách làm như sau: Dùng 4g cỏ mực tươi, cắt bỏ phần rễ, và 2g lá hẹ tươi. Các nguyên liệu sau khi rửa sạch đem xay nhuyễn, vắt lấy nước hòa với một chút mật ong. Mẹ dùng bông chấm hỗn hợp này bôi trực tiếp vào phần da bị viêm, ngày bôi 2-3 lần.

  nho-noi

Lá húng chó

Lá húng chó có khả năng giảm đau, kháng viêm, làm mát máu, thích hợp để điều trị nhiệt miệng cho trẻ.

Cách làm như sau: Rửa sạch lá húng chó, ép lấy nước (có thể pha với nước lạnh) rồi cho trẻ uống.

hung-cho

Lá diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng thêm hương vị cho món ăn, lá diếp cá còn dùng để thanh nhiệt, giải độc. Lá diếp cá cũng được dân gian sử dụng để làm bài thuốc chữa nhiệt miệng cho bé.

Cách làm như sau: Rửa sạch lá diếp cá, để ráo nước và xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho bé uống giúp giải nhiệt cơ thể đồng thời vết loét ở miệng mau lành hơn.

diep-ca

Tags:

Bài viết liên quan