Ngày đèn đỏ, nhiều chị em e dè không dám đi bơi, đi biển vì có tâm lý e ngại. Lúc này, nhiều người thắc mắc không biết liệu dùng tampon đi bơi được không và cách sử dụng tampon khi đi bơi sao cho an toàn và đảm bảo nhất.
Tampon là gì?
Tampon thật chất cũng là một loại băng vệ sinh. Tuy nhiên, khác với các loại băng vệ sinh có dạng miếng như bình thường, tampon sẽ được thiết kế ở dạng ống tròn, chiều dài tầm 4 – 5 cm. Chu vi tampon rất nhỏ, chỉ khoảng ngón tay út của bạn và khi sử dụng, bạn sẽ trực tiếp đưa tampon vào bên trong âm đạo, chừa lại một đoạn dây nhỏ bên ngoài.
Sau khi sử dụng xong, bạn chỉ cần rút dây là lấy được tampon ra bên ngoài. Tampon có cấu tạo khép kín nên khi sử dụng sẽ không làm rò rỉ kinh nguyệt.
Có dùng tampon đi bơi được không?
Vào ngày kinh nguyệt thì chị em thường khá ngại đi bơi. Tuy nhiên, khi dùng tampon, bạn hoàn toàn có thể thoải mái đi bơi hoặc tham gia các hoạt động dưới nước. Nhờ vào cấu tạo khép kín, tampon giữ cho nước không tràn vào âm đạo và cũng giúp dịch do kinh nguyệt không chảy ra bên ngoài. Bạn có thể thoải mái hoạt động trong “ngày dâu” khi dùng tampon.
Một số ưu điểm khi dùng tampon đi bơi gồm có:
- Sạch sẽ, không thấm nước: Tampon sẽ giúp bạn không làm chảy kinh nguyệt xuống nước và cũng như không để cho nước tiếp xúc vào âm đạo, giữ cho âm đạo luôn được khô thoáng. Thậm chí một số loại tampon còn có mùi hương vô cùng dễ chịu, có khả năng kiểm soát mùi hôi tốt.
- Khó “lộ”: Tampon được đặt trong vùng kín, giúp giữ cho kinh nguyệt không bị lộ, đặc biệt là không dính vào đồ bơi.
- Thoải mái mặc bikini: Dùng tampon thì bạn có thể diện mọi loại đồ bơi, bikini mà không cần lo lắng như khi dùng băng vệ sinh có vết hằn trên quần lót hoặc không vừa với quần lót.
- Nhỏ gọn, tiện lợi: Tampon nhỏ gọn nên bạn có thể thoải mái mang đi bất kỳ nơi đâu một cách dễ dàng.
Hướng dẫn dùng tampon đi bơi, đi biển đúng cách và an toàn
Dùng tampon đi bơi
Để sử dụng tampon khi đi bơi hoặc đi biển đúng cách và an toàn, hãy tuân theo các bước sau:
- Rửa tay kỹ: Trước khi sử dụng tampon, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm để đảm bảo vệ sinh, không lây nhiễm vi khuẩn đến “cô bé”.
- Chọn kích thước phù hợp: Chọn tampon có kích thước phù hợp với lượng máu và kích cỡ “cô bé” của bạn. Sử dụng tampon quá lớn hoặc quá nhỏ đều không thoải mái và không an toàn, dễ khiến tampon bị rơi ra ngoài.
- Bóc bao bì và kiểm tra tampon: Hãy kiểm tra tampon trước khi sử dụng. Đảm bảo rằng tampon không bị hỏng hoặc biến dạng. Chú ý hạn sử dụng của tampon và chỉ dùng tampon còn hạn sử dụng.
- Tìm tư thế thoải mái: Tìm tư thế thoải mái như đứng chân rộng, đặt một chân lên ghế hoặc ngồi thoải mái trên bồn cầu. Điều này giúp bạn dễ dàng chèn tampon vào âm đạo.
- Đặt tampon: Giữ tampon ở đầu và sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để đẩy tampon vào âm đạo. Đảm bảo tampon được đặt sâu vào trong và đúng vị trí. Sau đó, bạn có thể thử đứng lên và đi lại xem có khó chịu hay không. Nếu có nghĩa là vị trí đặt tampon chưa phù hợp và cần điều chỉnh.
- Kiểm tra và thay tampon thường xuyên: Nếu bạn đi bơi hoặc ở dưới nước liên tục, bạn cần thay tampon sau khoảng 1-2 giờ. Kiểm tra tampon thường xuyên để đảm bảo không bị ngấm nước và thay thế nếu cần.
Bơi cùng tampon
Khi dùng tampon đi bơi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn đồ bơi: Bạn không cần phải quá lo lắng khi chọn đồ bơi do tampon nằm gọn trong âm đạo nên không bị lộ. Vì thế, có thể chọn trang phục bơi thoải mái theo ý thích. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể chọn đồ bơi tối màu để cảm thấy yên tâm hơn.
- Thay tampon: Sau khi bơi xong, bạn nên thay tampon mới để đảm bảo độ thấm hút của tampon cũng như giữ cho “cô bé” của mình được sạch sẽ hơn. Đừng quên vệ sinh âm đạo nhẹ nhàng khi thay tampon bạn nhé.
- Che dây tampon: Dù tampon đã nằm gọn trong âm đạo nhưng dây tampon có thể lộ ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể dùng kéo để cắt cho dây tampon ngắn lại bớt. Tuy nhiên, không nên cắt quá nhiều để tránh việc khó lấy ra.
Cách lấy tampon
Sau khi dùng tampon, việc lấy tampon ra cũng rất đơn giản. Trước tiên, bạn nên rửa tay sạch sẽ như khi đặt tampon vào. Sau đó, dùng tay cầm đầu dây tampon và nhẹ nhàng kéo tampon ra khỏi âm đạo. Đừng quên cẩn thận bọc tampon lại và vứt vào thùng rác bạn nhé.
Và một lưu ý quan trọng chính là tampon không phân hủy sinh học nên tốt nhất bạn không nên xả tampon xuống bồn cầu đâu nhé.
Những giải đáp của Mẹ và Con đã phần nào giúp bạn gỡ rối trong nỗi lo không biết khi đến ngày thì có đi bơi được không hay dùng tampon đi bơi được không. Việc vận động nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe và cũng giúp giảm đau trong kỳ kinh nên cứ hãy dùng tampon và yên tâm đi bơi bạn nhé!