Tử vong từ cú đánh vào đầu
Bé gái tử vong vì bị mẹ đánh vào đầu. (Ảnh minh họa)
Năm 2016, một bé gái 8 tuổi người Trung Quốc bị tử vong sau cú đánh vào đầu từ người mẹ. Theo gia đình cho biết, trước đó mẹ của bé đã đánh vào đầu con gái vì bài kiểm tra của bé bị điểm thấp. Nhưng đâu ai ngờ cú đánh ấy đã vô tình cướp đi sinh mạng của bé.
Sau khi bị mẹ đánh được một lúc, bé cảm thấy buồn nôn và chóng mặt. Ngay lập tức gia đình đưa đến bệnh viện nhưng đã quá muộn, bé tử vong khi trên đường đi cấp cứu. Nguyên nhân được xác định là do bé bị tổn thương quá nặng bên trong hộp sọ khi chịu phải một lực tác động mạnh từ bên ngoài. Đồng thời bác sĩ cũng cho hay, trong não của bé có những mạch máu dị dạng bẩm sinh. Cho nên lúc mẹ lỡ tay đánh vào đầu khiến các mạch máu bị vỡ dẫn đến tử vong.
Trường hợp trên cũng là một lời cảnh báo đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ bị đánh thường xuyên có thể gây ra những lối loạn hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí thông minh. Do vậy, với những trẻ không ngoan bố mẹ đừng bao giờ mang đòn roi hay những hành động mang tính bạo lực để giáo dục con cái nhé.
Không được đánh con vào “vùng cấm”
Các chuyên gia cảnh báo phụ huynh tuyệt đối không được đánh con trẻ ở những vị trí sau:
Bố mẹ không nên đánh con vào phía sau đầu. (Ảnh minh họa)
– Phía sau đầu: Nếu phải chịu một lực tác động mạnh ở phía sau đầu sẽ gây ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp. Từ đó dễ dẫn đến suy hô hấp và để lại một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ hãy nói “không” với việc đánh vào đầu của con nhé.
– Hai bên thái dương: Đây là một trong những bộ phận rất nhạy cảm. Nếu có lực tác động mạnh từ bên ngoài sẽ làm tổn thương đến thần kinh thị giác. Thậm chí nguy hiểm hơn là có thể gây mù lòa. Dù có nóng giận đến mức nào đi nữa thì bố mẹ cũng không được tát vào mặt con. Vì có thể sau cú tát đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng thái dương.
– Véo tai: Véo tai đồng nghĩa với việc có một lực lớn tác động vào lỗ tai của trẻ gây tổn thương đến màng nhĩ. Do vậy việc véo tai cũng dễ khiến trẻ gặp vấn đề về thính giác.
– Véo mũi: Mũi của trẻ có lớp niêm mạc vô cùng nhạy cảm. Khi bị tác động từ bên ngoài, các mạch máu trên mặt dễ bị đụng chạm và làm tổn thương đến niêm mạc mũi.
Đánh vào mông làm ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. (Ảnh minh họa)
– Đánh vào mông: Nhiều mẹ vẫn cho rằng đánh vào mông thì sẽ không sao, nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Mô não nằm trong khoang sọ của hộp sọ và kết nối với cột sống. Nếu bố mẹ đánh quá mạnh, mông của trẻ sẽ bị tác động đột ngột. Lực đánh truyền qua cột sống có thể gây ra các biến dạng tổng thể của hộp sọ, gây ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.
Kỷ luật không nước mắt – Cách dạy con không dùng bạo lực
Mẹ vẫn thường quát mắng, dọa nạt, dùng đòn roi làm hình phạt mỗi khi con hư? Nhưng mẹ có biết rằng, việc sử dụng đòn roi có thể dẫn đến những thay đổi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin. Trong khi đó kỷ luật lành mạnh và công bằng sẽ giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức. “Lối thoát” tốt nhất để dạy dỗ con cái mà không cần dùng đến bạo lực đó là kỷ luật không nước mắt bao gồm quy tắc thưởng, phạt, nghệ thuật khen chê và quy tắc ứng xử với con trẻ.
Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục không bạo lực thể xác, không bạo lực tinh thần, nhưng không có nghĩa là chiều chuộng mà là rèn luyện trong giới hạn và sự kiên trì.
Khi trẻ phạm lỗi, hãy yêu cầu trẻ ra “Góc bình yên” ngồi suy nghĩ. Trẻ cứ 1 tuổi thì ngồi 1 phút. Nếu ngồi mà trẻ la hét, không hợp tác thì có thể tăng dần lên tối đa 15 phút. Sau khi ngồi mà trẻ vẫn tái phạm thì để trẻ quay lại “Góc bình yên” lần 2, 3 và có thể ngồi tối đa 20 lần/ngày.
Cách thứ hai là dùng Bảng điểm để theo dõi sự tuân thủ “luật pháp” của cả gia đình. Trên đó kẻ các cột cho cha, mẹ, con… Ai làm tốt được điểm cộng, sai bị trừ. Cuối tuần, cộng điểm và khen thưởng theo nhu cầu của từng người.
Chúc bé yêu thật ngoan!