Mẹ&Con - Đối mặt với một số bất thường của thai kỳ, có những lúc bạn chính là người cần đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy dành thời gian đọc kỹ bài viết này, vì dù muốn dù không, đó vẫn là những kiến thức rất cần cho bạn. Phòng bệnh trước thai kỳ Bị stress liệu có thể có thai?

Đang mang thai bị cúm

Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi.

Nếu bạn bị cúm trong tuổi thai dưới 12 tuần nên hết sức thận trọng vì có thể gây dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, theo thống kê thì cúm A thường ảnh hưởng đến thai hơn các loại cúm khác.

Trong khi bị cúm và sau khi bị cúm, bạn nên thường xuyên báo với bác sĩ về tình trạng của mình để có hướng theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm. Nếu cần, thậm chí sẽ thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc.

Thêm một nguyên tắc quan trọng cần lưu ý là không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc Nam, thuốc Bắc, thảo mộc… Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sẩy thai, dị tật thai, nhiễm độc thai nghén nếu dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

doi-mat-voi-mot-so-bat-thuong-cua-thai-ky-ma-me-khong-the-khong-biet

Nếu chiều cao của tử cung phát triển bất thường

Theo dõi chiều cao của tử cung có thể xác định kích thước của thai nhi có phát triển bình thường không. Tuần 21-34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng 1cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung chậm hơn một chút, chỉ còn khoảng 0,65cm/tuần. Nếu tốc độ phát triển của tử cung thấp/lớn hơn nhiều so với các con số kể trên, rất có khả năng thai nhi phát triển chậm/to hơn chuẩn.

Trong trường hợp đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, theo dõi sát thai kỳ cũng như có thể sẽ phải tăng giảm chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Nên chọc dò ối hay không?

Dù độ chính xác ở chọc dò ối khá cao, khoảng 99,4% nhưng đây là một xét nghiệm xâm lấn nên có thể ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Theo thống kê, nguy cơ sẩy thai từ phương pháp này là khoảng 1/200 và có khoảng 1% bé sẽ bị khó thở sau khi chọc ối. Ngoài ra, một số thai phụ cũng cảm thấy đau nhức trong 1-2 giờ sau khi thực hiện thủ thuật này, khoảng 1 – 2 % chị em bị rò rỉ máu hoặc nước ối ở âm đạo…

doi-mat-voi-mot-so-bat-thuong-cua-thai-ky-ma-me-khong-the-khong-biet

Chính vì điều này nên nhiều thai phụ rất lưỡng lự khi được bác sĩ chỉ định cần chọc dò ối. Nhiều người thậm chí quyết định từ chối chọc dò ối vì sợ sẩy thai, ảnh hưởng đến con và chấp nhận “may rủi” với số phận (không tiếp tục xét nghiệm xem thai nhi có bất thường không). Thực tế, theo các bác sĩ, cách “đánh đu may rủi” này hoàn toàn không nên. Bác sĩ thường rất thận trọng khi đưa ra quyết định cần chọc dò ối. Và một khi đã đưa ra nghĩa là điều này thật sự rất cần thiết, bạn không nên chọn cách bỏ ngang.

Chọc dò ối thường được chỉ định ở thai phụ trên 35 tuổi để ước lượng nguy cơ thai bị Down, hoặc với những trường hợp test sàng lọc huyết thanh dương tính, siêu âm phát hiện tăng khoảng sáng sau gáy, mẹ có tiền sử sinh nở bất thường.

Chọc dò ối có thể cho kết quả chẩn đoán các nguy cơ ở thai nhi như thai bị Down, bệnh lý hồng cầu, nhược cơ… Chọc dò ối còn cho phép bác sĩ đo lường mức độ alpha-fetoprotein trong nước ối để xem xét liệu thai nhi có các vấn đề về não hay khuyết tật cột sống hay không. Kết quả từ chọc dò ối trong trường hợp này đáng tin cậy hơn so với xét nghiệm máu ở mẹ.

Giữ hay bỏ thai?

Bỏ thai là việc làm không một người mẹ nào muốn và là một quyết định vô cùng khó khăn, nhất là khi bạn đang mong chờ đứa con này, đang hoàn toàn sẵn sàng đón nhận việc làm mẹ “danh chính ngôn thuận”.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp bất khả kháng khiến người mẹ không thể nào giữ lại đứa con của mình. Bao gồm:

– Cần bỏ thai do những bất thường xuất phát từ phía thai phụ:

Trường hợp thai phụ nhiễm bệnh nặng, không thể tiếp tục thai kỳ, mắc các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳng hạn như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ung thư đang điều trị bằng tia xạ… Trường hợp này cần thật sự cân nhắc lời khuyên của các bác sĩ, bởi tỷ lệ “mẹ tròn con vuông” lúc này là vô cùng thấp. Đã từng có những trường hợp rất đau lòng, như thai phụ được chẩn đoán suy thận nặng nhưng vẫn cố để giữ con. Kết cục mẹ phải chạy thận, con sinh ra chỉ vài tuần là qua đời. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của mẹ trong khi bé cũng không thể chào đời khỏe mạnh hoặc không thể duy trì sự sống.

– Cần bỏ thai do những bất thường ở thai nhi:

Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh, như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực và khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của những đứa trẻ. Đây cũng là những trường hợp bạn nên cân nhắc, quyết định về việc bỏ thai.

Mẹ cần biết

Đừng bỏ qua những lần siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Việc siêu âm đúng thời điểm có tác dụng kiểm tra, phát hiện dị tật thai nhi sớm. Thông thường, siêu âm được chỉ định trong khoảng thai nhi được 12-14 tuần, 22-24 tuần và 30-32 tuần tuổi.

Ở 12-14 tuần, siêu âm sẽ xác định xem các cơ quan nội tạng thai nhi có đủ, có đúng vị trí, có bị những dị tật khác như thai vô sọ, thoát vị não – màng não, thoát vị rốn, khe hở thành bụng, chân, tay vẹo…

Siêu âm ở tuần thai 22-24 sẽ xác định – loại trừ các dị tật như: Dị tật về đầu – mặt – ống thần kinh (sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy, không phân chia não trước, thoát vị màng não tủy…); dị tật về tim – phổi – lồng ngực (thông liên thất, đảo gốc động mạch, giãn gốc động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, tim to, tràn dịch màng ngoài tim, phổi biệt lập, bệnh phổi tuyến nang, tràn dịch màng phổi, hẹp lồng ngực…); bệnh lý các cơ quan ổ bụng như thoát vị cơ hoành, teo thực quản, tắc tá tràng, tắc ruột, thận đa nang, dị dạng số lượng thận, bàng quang to…; bệnh lý về tay chân như chân tay vẹo, bàn tay 6 ngón, thiểu sản xương quay, lùn tứ chi…

Siêu âm vào tuần 30-32 sẽ giúp phát hiện các dị tật xuất hiện muộn như thoát vị cơ hoành thứ phát, não úng thủy thứ phát, giãn hố sau thứ phát…

Tags:

Bài viết liên quan