Mẹ&Con - Hiện nay tình trạng trẻ em "dán mắt" vào màn hình điện thoại, máy vi tính đã trở nên quá quen thuộc. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (Tạp chí Nhi Khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ) đã chỉ ra rằng: Những trẻ có thói quen chơi với đồ công nghệ như Iphone, iPad sẽ bị hạn chế sự phát triển ngôn ngữ so với những bé có thói quen chơi đồ chơi truyền thống như sách, truyện, các khối gỗ… Nhẫn đồ chơi Trung Quốc: Gây rộp tay trẻ vẫn cháy hàng Mua đồ chơi 'xịn' có phải là phung phí? Chọn đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics (Tạp chí Nhi Khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chỉ ra rằng: Những trẻ có thói quen chơi với đồ công nghệ như Iphone, iPad sẽ bị hạn chế sự phát triển ngôn ngữ so với những bé có thói quen chơi đồ chơi truyền thống như sách, truyện, các khối gỗ…

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên những gia đình có con nhỏ từ 10 – 16 tháng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự tương tác về ngôn ngữ giữa các bé sử dụng đồ chơi công nghệ và ba mẹ là rất ít. Ngược lại, những bé thường chơi với đồ chơi truyền thống như khối gỗ lại có xu hướng tương tác ngôn ngữ nhiều và phong phú hơn với cha mẹ.

Đồ chơi công nghệ hạn chế sự phát triển ngôn ngữ của bé 3

Đồ chơi công nghệ hạn chế sự phát triển ngôn ngữ của bé – Ảnh minh họa

Đây là một tin cực kỳ tốt cho các bậc phụ huynh vì nhiều lý do, trong đó bao gồm cả lý do chi phí để mua một món đồ chơi công nghệ cao là rất đắt đỏ.

Trẻ em lệ thuộc vào đồ chơi công nghệ cao cũng dễ nảy sinh tình trạng “được voi đòi tiên” hơn. Ví dụ: Trẻ ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi các bé muốn có một chiếc Ipad nhưng khi 7 tuổi bé lại muốn có một chiếc Iphone và dần dần khi lớn lên bé sẽ “đòi hỏi” những đồ vật có giá trị cao hơn… Đây là một việc hoàn toàn không tốt.

Tôi sẽ ngừng cho con sử dụng các loại đồ chơi công nghệ từ hôm nay. Còn bạn?

Theo Parents

Tags:

Bài viết liên quan