Mẹ và Con - Hẳn bạn đã biết "giấc ngủ vàng", nhưng cụ thể thì đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc sẽ mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây, bạn nhé!

Hiện nay, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà chúng ta thường xuyên đi ngủ trễ, ngủ không đủ giấc. Nếu thay đổi lịch trình giấc ngủ và cố gắng đi ngủ sớm hơn, bạn sẽ thấy những sự thay đổi bất ngờ trong cơ thể.

Những lợi ích khi đi ngủ sớm

Đi ngủ sớm mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe cũng như cơ thể của bạn. Việc duy trì thói quen đi ngủ sớm có thể mang đến nhiều hiệu quả như:

Tăng cường sức khỏe tổng thể

Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện chức năng tâm lý. Ngủ sớm cung cấp thời gian cho cơ thể hồi phục, tăng cường quá trình tái tạo và phục hồi, sửa chữa các tế bào bên trong cơ thể.

Cải thiện tinh thần

Giấc ngủ đủ và đúng giờ giúp cải thiện tâm lý và sức khỏe tinh thần của bạn. Người có thói quen ngủ sớm thường có tâm trạng tốt hơn, ít mệt mỏi và căng thẳng hơn trong ngày hôm sau.

Tăng cường năng suất

Khi đi ngủ sớm, bạn sẽ tỉnh táo và tiếp thu thông tin tốt hơn vào buổi sáng. Điều này giúp cải thiện sự tập trung, sáng tạo và hiệu suất làm việc của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và sẵn sàng đối mặt với các thử thách trong ngày.

Cải thiện trí nhớ

Ngủ đủ giấc giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và ghi nhận thông tin của não bộ. Quá trình tiếp thu và lưu trữ thông tin trong não bộ diễn ra tốt hơn khi bạn có giấc ngủ đủ và chất lượng. Ngược lại, việc ngủ trễ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn mau quên hơn, khó có thể ghi nhớ các thông tin vừa tiếp nhận.

Những lợi ích khi đi ngủ sớm

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đi ngủ sớm có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như cao huyết áp, bệnh tim và đột quỵ. Việc có đủ giấc ngủ giúp duy trì huyết áp ổn định và giảm căng thẳng cho hệ tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng với những người cao tuổi.

Làm đẹp da

Đi ngủ sớm có tác dụng gì với da? Ngủ sớm không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn có tác dụng tích cực đối với sức khỏe da. Bằng cách đảm bảo có đủ giấc ngủ đủ và chất lượng, bạn có thể phục hồi và tái tạo da tổn thương, cải thiện độ ẩm da, giảm nếp nhăn và mang lại một làn da khỏe mạnh và rạng rỡ hơn.

Xem thêm: 9 món đồ uống giúp ngủ ngon để bạn thức dậy tràn đầy năng lượng

Chăm sóc tóc

Đảm bảo ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và đúng giờ cũng giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt hơn. Theo đó, khi bạn ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ dành thời gian để phục hồi và tái tạo tế bào, kể cả tế bào tóc. Do đó, ngủ sớm giúp tóc có thời gian để phục hồi, cải thiện tình trạng tóc khô xơ hư tổn.

Hơn nữa, ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp giảm căng thẳng – một yếu tố có thể góp phần vào tình trạng rụng tóc. Việc ngủ sớm giúp giảm stress và duy trì cân bằng nội tiết tố, làm giảm tình trạng rụng tóc.

Đảm bảo cân nặng lý tưởng

Nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên đi ngủ sớm bởi việc ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ có thể giúp duy trì cân nặng lý tưởng và ngăn ngừa tình trạng tăng cân. Khi bạn ngủ ít, cơ thể sẽ tiết ra hormone gây thèm ăn và làm tăng nguy cơ thèm ăn thức ăn không tốt cho sức khỏe.

tác dụng khi đi ngủ sớm

Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất cho sức khỏe?

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn nên đi ngủ vào khoảng thời gian từ 21 đến 22 giờ. Đây có thể được coi là khung giờ tốt nhất và thích hợp nhất để bắt đầu một giấc ngủ chất lượng. Thời gian ngủ này được khuyến nghị dựa trên đồng hồ sinh học của con người hằng ngày. Theo đó:

  • Từ 21 đến 23 giờ: Đây là thời điểm hệ miễn dịch thải độc, do đó quan trọng để thư giãn và thả lỏng cơ thể và tinh thần.
  • Từ 23 đến 1 giờ: Trong khoảng thời gian này, gan thải độc và loại bỏ chất dư thừa khỏi cơ thể, đồng thời tận dụng tối đa chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể trong suốt ngày.
  • Từ 1 đến 3 giờ: Lúc này, túi mật đang tiêu hóa mỡ xấu, chất béo và cholesterol từ máu và thức ăn, vì vậy cơ thể cần trong trạng thái ngủ sâu để tối ưu chức năng gan.
  • Từ 3 đến 5 giờ: Phổi thực hiện chức năng thải độc trong khoảng thời gian này.
  • Từ 5 đến 7 giờ: Ruột già thực hiện chức năng bài tiết chất thải và cặn bã từ quá trình tiêu hóa. Việc đi vệ sinh vào thời điểm này sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và giảm thiểu độc tố trong cơ thể.
  • Từ 7 đến 9 giờ: Ruột non hấp thụ dinh dưỡng tối đa, đây là thời gian lý tưởng cho bữa ăn sáng, cung cấp năng lượng cho hoạt động của ngày mới.

Với đồng hồ sinh học trên, bạn có thể đi ngủ sớm từ 21 giờ và trễ nhất là nên bắt đầu giấc ngủ vào khoảng 22 giờ 30 để cơ thể có thể bắt đầu quá trình thải độc và tái tạo.

Xem thêm:

Mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?

Dù bạn đi ngủ sớm nhưng vẫn phải ngủ đủ số giờ thì mới có thể đảm bảo sức khỏe ở mức ổn định. Số giờ ngủ cần thiết có thể thay đổi theo độ tuổi và yếu tố cá nhân. Dưới đây là một số khuyến nghị về số giờ ngủ cho một số nhóm tuổi khác nhau:

  • Trẻ em (3-5 tuổi): Cần từ 10-13 giờ ngủ mỗi đêm.
  • Thiếu niên (6-13 tuổi): Nên ngủ từ 9-11 giờ mỗi đêm.
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): Nên ngủ từ 8-10 giờ mỗi đêm.
  • Người trưởng thành (18-64 tuổi): Cần khoảng 7-9 giờ ngủ mỗi đêm.
  • Người cao tuổi (65 tuổi trở lên): Cần từ 7-8 giờ ngủ mỗi đêm.

Cần điều chỉnh thời gian ngủ để phù hợp với thời gian thức dậy của bạn. Điều này đảm bảo bạn có thể ngủ sớm và ngủ đủ giấc, giúp cải thiện chất lượng sức khỏe của mình.

Mỗi ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng

Bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến tầm quan trọng của việc đi ngủ sớm. Hãy cố gắng để có thể đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc bạn nhé!

Bài viết liên quan