Mẹ&Con – Tháng cuối thai kì là giai đoạn nước rút để chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời, vì vậy mẹ bầu cần chú ý và có các biện pháp sớm để việc sinh đẻ dễ như ăn kẹo, tránh một số vấn đề có thể ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và thai nhi.

Bước vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, ắt hẳn mẹ đang rất nóng lòng muốn được nhìn ngắm và chạm vào cơ thể non nớt của bé khi chào đời. Vì thế, để con yêu ra đời một cách trọn vẹn, khỏe mạnh cũng như để mẹ bầu có được một tâm trạng thực sự thoải mái thì vào những tháng cuối cùng này, mẹ hãy thường xuyên vận động cơ thể bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống khoa học, và nghỉ ngơi hợp lý nhé. Những việc này sẽ giúp mẹ sinh đẻ dễ như ăn kẹo.

Những việc mẹ bầu cần làm tháng cuối thai kỳ để sinh đẻ dễ như ăn kẹo 6
Để sinh đẻ dễ như ăn kẹo (Ảnh minh họa)

Tập thể dục thể thao hợp lý

Một chế độ thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng thì nó còn ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong quá trình sinh con. Mẹ có thể áp dụng một số bài tập như: đi bộ, yoga, hít thở đều, ngồi thiền…

Trong đó, mẹ bầu nên tập trung nhiều hơn tới cách hít thở vì đây là bài tập vừa giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi vừa giúp vượt cạn dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, kết hợp với đặt tay đặt lên bụng.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Để sinh đẻ dễ như ăn kẹo, mẹ bầu hãy tiếp tục chế độ dinh dưỡng của các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, ở giai đoạn nước rút này ngoài việc cung cấp các chất như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin thì mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu axít béo omega 3 và choline vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể tăng thêm từ 6-7 kg. Những nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rong biển…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá…
  • Thực phẩm giàu canxi: Nhu cầu canxi trong giai đoạn này là cao nhất so với cả thai kỳ, chính vì vậy, mẹ cần nhớ tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn của mình. Những lựa chọn lý tưởng cho mẹ bao gồm: súp lơ xanh, các loại đậu, các loại sữa bò, sữa dê, sữa từ các loại hạt, yến mạch, hạnh nhân, hạt mè.
  • Thức ăn giàu vitamin C: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng cho mẹ bầu ở tháng cuối. Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam, chanh, cà chua, dâu tây, đu đủ.
  • Những món giàu axít folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi, rau dền, các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung axít folic cho mẹ.
  • Thực phẩm chứa vitamin A: Rau cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, gấc…
Những việc mẹ bầu cần làm tháng cuối thai kỳ để sinh đẻ dễ như ăn kẹo 7
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu tháng cuối thai kỳ (Ảnh minh họa)

Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở vào giai đoạn tháng cuối. Nó giúp đảm bảo lượng nước ối đủ tiêu chuẩn và tăng cường sức khỏe cho mẹ. Lúc chuyển dạ, mẹ bầu hãy đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở rất mất sức do tiết quá nhiều mồ hôi. Uống đủ nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra đó.

Chăm sóc giấc ngủ

Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ nên ngủ nhiều hơn, ít nhất là 8 tiếng/ngày. Việc ngủ đủ giấc giúp mẹ và thai nhi có sức khỏe ổn định, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển dạ nhanh, giúp cho mẹ sinh đẻ dễ như ăn kẹo.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ) cho thấy những mẹ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 giờ so với các mẹ ngủ đủ giấc; đồng thời các mẹ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ. Đây là lý do tại sao mẹ nên coi trọng giấc ngủ khi mang thai hơn.

Những việc mẹ bầu cần làm tháng cuối thai kỳ để sinh đẻ dễ như ăn kẹo 8
Chăm sóc giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Gần gũi với chồng và người thân

Một tâm lý thoải mái và yên tâm sẽ hỗ trợ tích cực cho việc sinh nở của phụ nữ, vì vậy, chồng và người thân hãy luôn bên cạnh để chia sẻ những lo lắng, tránh để mẹ gặp stress kéo dài, dễ gây sinh non. Chồng có thể an ủi, động viên để vợ cảm thấy bớt đau đớn và tủi thân khi chuyển dạ. Người thân, bạn bè có thể chia sẻ kinh nghiệm sinh nở trước, trong và sau khi vào phòng sinh.

Tham gia lớp học tiền sản

Ở những lớp học tiền sản, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cách rặn đẻ, cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và chăm sóc bản thân sau sinh nở. Những điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy việc sinh đẻ dễ như ăn kẹo. Lớp học này thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 2 – 3 buổi nên mẹ hãy dành thời gian để tham gia nhé.

Bài viết liên quan