Mẹ và Con - Kỹ năng sống luôn nằm trong cẩm nang nuôi dạy trẻ của nhiều bậc phụ huynh, nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết nên dạy trẻ những kỹ năng sống trước tình hình dịch Covid-19 như thế nào là đúng. 

Tình hình dịch bệnh lan rộng khiến nhiều gia đình hoang mang, đặc biệt là những phụ huynh đang có con nhỏ. Vì vậy để trẻ có những nhận thức cũng như cách sinh hoạt tốt hơn, các bạn nên dạy trẻ những kỹ năng sống mới để con hiểu được tình hình hiện tại cũng như bảo vệ bản thân tránh những tình huống xấu.

Chia sẻ với trẻ về tình hình dịch bệnh thế nào?

Nhiều cha mẹ thường không chia sẻ với trẻ về tình hình dịch bệnh hiện tại vì sợ rằng trẻ sẽ sợ và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nhưng quan điểm này chỉ đúng một phần khi bạn chia sẻ không đúng cách mới gây hoang mang cho trẻ, ngược lại việc để  trẻ hiểu tình hình hiện tại sẽ giúp nâng cao được ý thức phòng bệnh hơn. 

Chính vì vậy, bên cạnh chọn lọc những thông tin bổ ích về dịch bệnh bố mẹ nên tìm cách chia sẻ đúng về dịch bệnh theo từng độ tuổi của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ (dưới 9 tuổi)

Đây là giai đoạn trẻ đang phát triển tâm lý rất mạnh nhưng khả năng tiếp nhận cũng như phân tích thông tin chưa được hoàn thiện nên các bạn cần chọn những từ ngữ dễ hiểu. Bên cạnh đó, các bạn cần giải thích rõ tình trạng bệnh, dấu hiệu bệnh theo cách dễ hiểu nhất để bé có thể dễ dàng chia sẻ với bố mẹ khi mắc phải những triệu chứng bệnh.

Đối với trẻ bắt đầu có nhận thức (10 tuổi trở lên)

Ở độ tuổi này trẻ thường sẽ ngoan ngoãn và vâng lời nếu bố nhẹ nhẹ nhàng chia sẻ với bé, không nên áp đặt quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Ngoài ra bố mẹ cần theo dõi những nguồn thông tin mà trẻ tiếp cận về dịch bệnh, điều này sẽ đảm bảo thông tin chính xác hơn.

kỹ năng sống

Những kỹ năng sống nên dạy trẻ

Theo Bộ Y tế, tính đến tháng 7/2021, Việt Nam đã có 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, châu Phi, Anh và Ấn Độ. Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh), trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại” có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Các dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS- CoV-2

  • 1. Ho
  • 2. Sốt (trên 37,5 độ C)
  • 3. Đau đầu
  • 4. Đau họng, rát họng
  • 5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
  • 6. Khó thở
  • 7. Đau ngực, tức ngực
  • 8. Đau mỏi người, đau cơ
  • 9. Mất vị giác
  • 10. Mất khứu giác
  • 11. Đau bụng, buồn nôn
  • 12. Tiêu chảy

(Trích Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 Bộ Y tế ban hành ngày 31/7).

Bố mẹ cũng nên dạy trẻ khi xuất hiện các dấu hiệu này phải ngay lập tức báo cho bố mẹ biết để có hướng xử lý kịp thời.

Chia sẻ với trẻ về cách thức lây lan của Covid-19

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích vui chơi chạy nhảy và tiếp xúc với mọi người. Nhưng Covid-19 lại rất dễ lây lan trong trường hợp tiếp xúc gần. Chính vì vậy, bố mẹ nên trò chuyện với các bé về cách thức lây bệnh của Covid-19.

  • Không đứng gần những người đang có triệu chứng sốt, ho, hắt xì, chảy mũi vì như vậy có thể vô tình sẽ bị lây lan
  • Không nên cho trẻ ăn chung, ngủ chung và tắm chung với những người đang bị cảm, ho nóng sốt… Đây là đường lây bệnh Covid-19 nhanh nhất
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các vật dụng công cộng như: tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tiền… bên cạnh đó các bạn cần thường xuyên rửa sạch đồ chơi cá nhân của bé

Nâng cao kỹ năng sống cơ bản

Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng liên quan đến dịch bệnh. Bố mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian giãn cách xã hội để cùng học cùng chơi với bé nhé!

  • Bố mẹ có thể đăng ký một khóa học online nhẹ nhàng như: tiếng anh, học hát, học nhảy… cho bé
  • Dạy trẻ làm việc nhà: lau nhà, nấu ăn, dọn phòng, vệ sinh tủ lạnh, quét nhà… hay những hoạt động phù hợp với độ tuổi của bé
  • Chơi các trò chơi vận động nhẹ nhàng cùng trẻ như: chạy bộ quanh sân, tập thể dục, nhảy dây… vừa tăng sức đề kháng, sự dẻo dai lại học được nhiều điều thú vị
  • Cùng trẻ lên thời gian biểu vừa giúp trẻ làm chủ được thời gian còn tăng tính chủ động của trẻ

Dạy trẻ rửa tay đúng cách

Đây được xem là một trong những kỹ năng sống quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ không chỉ trong mùa dịch mà ngay cả sau dịch cũng nên duy trì. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ rửa tay theo trình tự:

  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.

dạy trẻ

Nhắc nhở trẻ tự chăm sóc bản thân

Với tình hình dịch bệnh hiện nay, bố mẹ nên rèn luyện kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân cho trẻ. Việc tự bảo vệ sức khỏe của mình sẽ giúp bạn đỡ lo lắng hơn cho trẻ mỗi khi bận việc.

  • Không dùng đũa chung, muỗng chung
  • Rửa tay đúng thời điểm: sau khi hắc xì, chạm vào các vật dụng công cộng, trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh…
  • Hướng dẫn trẻ cách đeo và thải khẩu trang đúng cách
  • Vâng lời bố mẹ, không được tự ý ra khỏi nhà khi chưa được sự cho phép
  • Hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ (đánh răng, súc miệng nước muối, tắm rửa thường xuyên…)
  • Tập cho trẻ bổ sung thêm vitamin C từ các loại trái cây nhiệt đới để tăng sức đề kháng
  • Dạy trẻ tầm quan trọng của việc ở nhà trong mùa dịch Covid–19

dạy trẻ kỹ năng

Các bạn thấy đấy những kỹ năng sống mới nên dạy trẻ trong mùa dịch này đều rất dễ thực hiện. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để hình thành thói quen tốt cho trẻ. Mẹ và Con chúc gia đình bạn thật nhiều sức khỏe nhé!

Bài viết liên quan