Một trong những yếu tố lớn nhất của trí tuệ cảm xúc là hiểu được cảm xúc của người khác. Điều đó có nghĩa là những cảm xúc như tức giận hay buồn bã không gây nhầm lẫn cho con bạn. Và đây là 8 cách dạy con trí tuệ cảm xúc để phát triển toàn diện trong tương lai từ Tạp chí Mẹ và Con.
Đọc sách cùng nhau và thảo luận sau đó
Sách là một nguồn trí tuệ vô tận. Nhưng một trong những điều tuyệt vời nhất là bạn có thể cùng con thực hiện một cuộc hành trình hư cấu. Bằng cách đọc sách cùng nhau, bạn và con đang cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về các nhân vật mới.
Tận dụng cơ hội để nói về cuốn sách khi bạn đang đọc. Khi một nhân vật cảm thấy một cảm xúc mạnh mẽ, hãy thảo luận với con bạn. Đặt những câu hỏi như “Tại sao họ cảm thấy như vậy?” và, “Con có thể nhớ lần cuối cùng mình tức giận không? Con đã làm gì?”… Khi bạn càng nói nhiều về cảm xúc và phản ứng của cảm xúc, con bạn càng nhận diện chúng tốt hơn.
Dạy con trí tuệ cảm xúc – gọi tên cảm xúc
Việc này có thể thực sự khó khăn trong thời điểm con còn nhỏ. Khi một đứa trẻ la hét và tức giận vì một quyết định nhỏ như bữa tối ăn gì, bạn có thể cảm thấy rằng phớt lờ chúng là cách tốt nhất.
Tuy nhiên, hãy nghĩ về nó. Chắc chắn vấn đề này có vẻ nhỏ đối với bạn, nhưng đối với con, việc lựa chọn ăn gì là rất quan trọng. Trẻ chưa có hàng tá hóa đơn phải thanh toán, chưa có những mối quan hệ phức tạp để giải quyết nên điều này là tất cả những gì cần quan tâm và có thể gây ra căng thẳng. Hãy giúp con xác thực điều đó và cho họ biết rằng bạn nhìn thấy sự tức giận của trẻ.
Bằng cách bình tĩnh nói điều gì đó như “Ba/mẹ biết con đang tức giận. Chúng ta bạn về việc này một chút nhé?”. Lúc này, bạn đang cho con thấy rằng mình nhận diện đúng, hiểu chúng đến từ đâu và biết cách giải quyết.
Chịu trách nhiệm về hành động của mình với tư cách là cha mẹ
Cha mẹ không hoàn hảo, cha mẹ cũng không nên cố gắng trở nên hoàn hảo. Chúng ta đều là con người, và con người thì thường mắc sai lầm. Nếu con bạn nói với bạn rằng bạn làm tổn thương cảm xúc của chúng, điều quan trọng là bạn phải nói đầy đủ về điều đó.
“Ba/mẹ xin lỗi vì đã làm tổn thương cảm xúc của con. Con có cảm thấy tốt hơn không, nếu ba/mẹ bù đắp cho con bằng một chuyến đi chơi công viên vào cuối tuần này?”. Nó thể hiện sự thừa nhận rằng một hành động nào đó có thể mang đến hậu quả, nhưng nó được diễn đạt theo cách để không gây ra sự oán giận. Nó cũng sẽ cho con bạn biết rằng đây là cách chúng nên phản ứng trong một tình huống tương tự.
Dạy trẻ tầm quan trọng của việc lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng. Việc nghe và hiểu không chỉ giúp trẻ thành công ở trường mà còn giúp trẻ phát triển về mặt xã hội. Do đó, muốn dạy con trí tuệ cảm xúc, ban có thể tạo ra một trò chơi.
Hãy đọc một câu chuyện dài và sau đó đố con. Kỹ năng lắng nghe luôn có thể được rèn luyện và có thể giúp trẻ phát triển khả năng đồng cảm mạnh mẽ hơn khi đang lắng nghe bạn bè, người thân…
Rèn luyện tính tích cực
Tính tích cực và trí tuệ cảm xúc được liên kết với nhau. Nếu không có sự tích cực, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng liên quan đến căng thẳng có thể phổ biến hơn. Sự tích cực cũng mở ra con đường để hiểu người khác tốt hơn. Không ai bước vào một mối quan hệ hoặc tình bạn mới bằng cách suy nghĩ tiêu cực về người khác. Những tương tác tích cực thường giúp trí tuệ cảm xúc phát triển hơn.
Đối với cha mẹ, điều quan trọng là phải rèn luyện tính tích cực. Đừng coi thường những cá nhân mà con bạn có thể gặp khó khăn và cố gắng giải quyết các tình huống với cái nhìn tích cực. Ví dụ: “Timmy ăn trộm bóng của con trong giờ giải lao là một việc làm sai trái, nhưng con có biết vì sao cậu ấy làm như vậy không? Có thể cậu ấy cảm thấy không được tham gia. Lần tới, hãy hỏi cậu ấy xem cậu ấy có muốn chơi không. ”
Phê bình con theo cách tích cực
Có thể khó tìm ra lời phê bình, nhưng điều quan trọng là trẻ phải biết cảm giác bị chỉ trích như thế nào. Bằng cách đó, con có thể tìm ra cách phản ứng với nó và cách nhìn thấy mặt tích cực trong đó. Trẻ em cần học được rằng, phê bình không có nghĩa là làm tổn thương cảm xúc của chúng. Thay vào đó, nó đưa ra các mẹo để làm tốt hơn nữa vào lần tới.
Không phải tất cả mọi thứ nên được phê bình. Nhưng đó là một kỹ năng mà bạn nên cố gắng thể hiện để con biết cách xử lý khi nó đến từ giáo viên hoặc cấp trên. Tìm những cách nhẹ nhàng để làm điều đó và luôn nói với con rằng, bạn tự hào vì con đã cố gắng. Theo thời gian, trẻ sẽ nhận ra rằng một số thứ cần nhiều lần để hoàn thiện và chúng không nên tức giận hay nản lòng.
Quyên góp từ thiện, làm tình nguyện viên
Điều quan trọng là trẻ phải nhận ra rằng có một thế giới rộng lớn ngoài kia. Bằng cách tham gia tình nguyện tại các tổ chức như trao quà từ thiện, nấu ăn cho người vô gia cư, trẻ sẽ bắt đầu biết trân trọng những gì chúng có. Ngay cả việc tình nguyện cho động vật cũng có thể cho trẻ thấy rằng không phải ai cũng có mái nhà che chở.
Những bài học này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà chúng còn giúp xây dựng sự đồng cảm, trí thông minh cảm xúc cho con trẻ. Những người có mức độ trí tuệ cảm xúc cao thường có rất nhiều sự đồng cảm với người khác và là những người bạn tuyệt vời. Nếu bạn thỉnh thoảng đưa con ra khỏi ngôi nhà và trường học, chúng có nhiều cơ hội phát triển nhân cách hơn.
Dạy con cách “phá băng” trước người đối diện
Trí tuệ cảm xúc cũng thường được liên kết với sự tự tin. Và một cách tốt để xây dựng sự tự tin là cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể cùng con đặt ra một danh sách thú vị các mẫu câu để chúng cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn bè và những người xung quanh. Trẻ càng giao tiếp nhiều, chúng càng học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh.
Những câu hỏi có thể giúp bắt đầu cuộc trò chuyện bao gồm: “Chương trình yêu thích của bạn là gì?” “Công chúa Disney yêu thích của bạn là ai?” và, đối với những đứa trẻ lớn hơn, “Bạn thích làm nghề gì khi trưởng thành?” Bạn nên dạy con không ngại đặt câu hỏi. Đó là cách họ học hỏi và tạo ra những kết nối có giá trị.
Dạy con trí tuệ cảm xúc cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nhưng với tình yêu vô bờ dành cho con, ba mẹ chắc chắn sẽ làm được, đúng không nào?