Mẹ và Con - Quản lý cảm xúc là kỹ năng con nên được rèn luyện từ bé. Để khi lớn lên, trẻ có thể mạnh mẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Kỹ năng quản lý cảm xúc sẽ mang tới nhiều lợi ích cho cuộc sống ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Nếu còn chưa biết áp dụng phương pháp nào phù hợp với con, bạn hãy tham khảo những cách dạy con quản lý cảm xúc đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!

Quản lý cảm xúc là gì?

Quản lý cảm xúc là kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân. Kỹ năng này liên quan tới khả năng nhận biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc một cách lành mạnh, hiệu quả. Ở trẻ em, quản lý cảm xúc thường gồm việc luyện tập chú ý, lập kế hoạch, phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ. Qua đó, trẻ có thể xử lý cảm xúc một cách tích cực, xây dựng môi trường tâm lý lành mạnh.

quản lý cảm xúc là gì

Độ tuổi mà trẻ có thể bắt đầu tự điều chỉnh cảm xúc hiệu quả có thể khác nhau. Thế nhưng, khoảng từ 5 tuổi trở đi, trẻ thường có khả năng phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ về cách quản lý cảm xúc có thể bắt đầu từ sớm hơn, bằng cách giúp trẻ nhận biết cảm xúc, đưa ra các ví dụ minh họa, hướng dẫn bé cách biểu đạt và điều chỉnh cảm xúc một cách lành mạnh.

Cách dạy trẻ quản lý cảm xúc hiệu quả

Xây dựng không gian gia đình lành mạnh, hạnh phúc

Cha mẹ nên tạo dựng một môi trường gia đình tràn đầy yêu thương, an toàn và hạnh phúc, nơi trẻ luôn cảm thấy được yêu thương, quan tâm và có thể thoải mái chia sẻ, thể hiện cảm xúc. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), đặc biệt là học cách quản lý cảm xúc. Gia đình chính là nền tảng quan trọng nhất, tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển cảm xúc của trẻ từ những ngày đầu đời đến khi trưởng thành và tự nhận thức.

Giúp trẻ gọi tên cảm xúc

Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ nhận biết và gọi tên các cảm xúc của mình, bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những cảm xúc mà trẻ đang trải qua, đồng thời giúp con diễn đạt rõ ràng hơn những cảm xúc đó. Điều này giúp trẻ hiểu rằng cảm xúc là một phần tự nhiên của cuộc sống và có nhiều phương pháp tích cực để quản lý và xử lý chúng.

Điều chỉnh cảm xúc dựa trên thước đo sự tức giận

Ba mẹ có thể giúp con kiểm soát cơn tức giận bằng cách tạo ra “thước đo cảm xúc”. Bạn hãy biểu thị những mức độ tức giận từ 0 đến 10 theo thước đo, giúp con dễ hiểu và quan sát. Chẳng hạn, ở mức 0, trạng thái của con là “vui vẻ”, mức 5 là “mức tức giận vừa phải”, mức 10 là “rất tức giận”. Những mức điểm này sẽ tương ứng từng ngôn ngữ cơ thể của con như cười, cau có, mím môi, nắm chặt tay…

hướng dẫn con quản lý cảm xúc

Để đạt hiệu quả tối đa, các bậc phụ huynh nên đặt thước đo này ở những nơi bé dễ thấy. Bạn hãy thường xuyên hỏi xem trẻ đang cảm thấy như thế nào, đồng thời giúp các thiên thần nhỏ điều chỉnh cảm xúc sao cho thích hợp.

Dạy trẻ cách thư giãn để giữ bình tĩnh

Trong nhiều tình huống, trẻ thường dễ nổi nóng và cáu gắt ngay khi không đạt được điều mình mong muốn hoặc cảm thấy không hài lòng. Ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu đây là một thói quen không tốt, khuyến khích con học cách bình tĩnh lại, thư giãn để xoa dịu cơn giận. Chẳng hạn, bạn có thể cho các thiên thần nhỏ thời gian để tự suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc trước khi trình bày quan điểm cá nhân.

Ngoài ra, một trong những cách dạy trẻ nóng hiệu quả là hãy để trẻ tham gia những hoạt động nhẹ nhàng như vẽ tranh, tô màu, đọc sách…

Dạy con cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề

Hãy dạy trẻ cách nhìn nhận những tình huống khó khăn từ góc độ tích cực và tìm hướng giải quyết phù hợp. Các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng con, khuyến khích bé khám phá những giải pháp sáng tạo và thử nghiệm các cách tiếp cận khác nhau, giúp các thiên thần nhỏ giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh.

Luyện tập các tình huống giả định

Ba mẹ hãy tạo ra những tình huống giả định, sau đó cùng con tập luyện cách quản lý cảm xúc trong những tình huống đó. Chẳng hạn, bạn có thể đặt những câu hỏi cho trẻ như

  • Nếu bị bạn bè chê trách (trong một tình huống cụ thể), con sẽ làm gì?
  • Khi thất bại trong một cuộc thi, con sẽ cảm thấy và xử lý thế nào?

Các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ tưởng tượng để tìm ra những phương án xử lý cảm xúc tích cực nhé.

Khen ngợi trẻ, đừng quá khắt khe

Khi trẻ thể hiện và quản lý cảm xúc một cách tích cực, ba mẹ hãy dành lời khen ngợi con đúng cách, khích lệ trẻ để tạo động lực và giúp con tự tin hơn. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ tiếp tục rèn luyện các kỹ năng quản lý cảm xúc.

Các bậc phụ huynh tránh đừng quá khắt khe hoặc chỉ trích khi bé còn đang trong quá trình học hỏi và phát triển. Bởi điều này có thể khiến con mất tự tin và không còn hứng thú với việc học cách quản lý cảm xúc nữa.

Hãy sát cánh cùng trẻ

Bạn hãy luôn ở bên cạnh, giúp đỡ con trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc nhé. Ba mẹ nên thường xuyên lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của các thiên thần nhỏ, đồng thời luôn sẵn lòng hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên phù hợp và luôn đồng hành bên con nhé.

dạy con quản lý cảm xúc là luôn bên cạnh trẻ

Trên đây là những cách dạy con quản lý cảm xúc đơn giản và hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này, ba mẹ đã trang bị thêm nhiều cách dạy con hay và tiến bộ, để từ đó giúp các thiên thần nhỏ phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan