Trẻ nhỏ hiếu động, nô đùa thường xuyên nên bé có thể vô tình bị côn trùng cắn sưng ở đâu đó. Những lúc này, bé sẽ tỏ ra rất khó chịu, ngứa ngáy thậm chí đau và khóc không nín cho tới khi vết chích, đốt được xử lý.
Khi gặp những trường hợp kể trên thì bố mẹ nên sơ cứu như thế nào để xoa dịu vết thương? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu ngay, bố mẹ nhé!
Bé bị côn trùng cắn cần làm gì?
Khi bé bị côn trùng cắn thì sẽ thấy ngứa, đỏ da. Vậy lúc này nên làm gì? Tùy theo tình trạng bé bị côn trùng cắn là do muỗi, kiến hay ong mà sẽ có cách xử lý khác nhau:
Mách mẹ mẹo khi bé bị kiến cắn
Kiến là loài côn trùng bé nhỏ “cư trú” với số lượng lớn trong nhà. Trẻ rất thích đồ ngọt như bánh kẹo và việc làm rơi vãi ra nhà, chăn màn, giường… cũng là điều khó tránh khỏi. Do đó, nếu bé bị kiến thường cắn gây cảm giác ngứa thì bố mẹ có thể sát khuẩn bằng giấm cho con. Giấm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và xoa dịu vết thương. Lưu ý, không dùng giấm nguyên chất mà phải pha loãng theo tỷ lệ 1:1 giấm và nước nhé!
Ngoài ra, nếu bé không thích mùi giấm, bố mẹ cũng có thể dùng túi lọc trà để xử lý vết kiến cắn trên da bé. Trong trà thường có thành phần là axit tannic giúp kháng khuẩn và làm dịu vết ngứa rất hiệu quả. Bạn có thể dùng túi lọc trà cũ trong ngày hoặc pha mới với nước mát và đắp lên da bé đến bé thấy dễ chịu hơn. Bố mẹ cũng có thể dùng muối pha loãng để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng và giảm ngứa ngáy trên da con.
Tuy nhiên, khi bé có hiện tượng nổi mụn nước trên da, kêu đau rát, sốt… rất có thể bé không bị côn trùng cắn bình thường mà đã bị kiến ba khoang cắn. Loài kiến này nguy hiểm hơn những loại kiến thông thường nên bố mẹ không tự ý chữa bệnh tại nhà cho con mà cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Mẹo khi bé bị muỗi đốt
Nhắc đến tình trạng bé bị côn trùng cắn, có lẽ nhiều người thường nghĩ ngay đến các vết muỗi đốt mà ai cũng phải bị ít nhất một lần trong đời.
Trẻ bị muỗi đốt thường thấy ngứa ngáy hơn hẳn người lớn. Điều này được lý giải là do hệ miễn dịch của con còn non nớt, chưa đủ thích nghi với điều này nên việc bé không chịu đựng được, khóc lớn, khóc lâu cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, thông qua quá trình hút máu, muỗi còn là trung gian truyền các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết…
Vậy nên, khi bé kêu ngứa do bị muỗi đốt, thay vì “trách mắng” con không đủ mạnh mẽ như “có con muỗi bé xíu có sao đâu” thì bố mẹ có thể thử một số mẹo sau để cải thiện tình trạng bé ngứa, đau do bị côn trùng cắn:
- Dùng baking soda: baking soda là loại bột đa năng vừa có thể để làm đẹp, chế biến thức ăn, vệ sinh nhà cửa mà còn là trợ thủ đắc lực khi bé bị côn trùng cắn sưng tấy. Pha loãng loại bột này với nước và thoa lên vùng da bị đốt để giảm bớt cảm giác khó chịu cho bé.
- Gel nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, làm dịu da cực kỳ hiệu quả mà lại an toàn. Vậy nên mẹ có thể yên tâm thoa một lớp gel mỏng lên những nốt đỏ khi bé bị côn trùng cắn nhé.
- Kem đánh răng: Thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn sự xâm nhập của vị trùng. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên dùng một ít để tránh tình trạng trẻ bị nóng, bỏng rát do làn da còn mỏng manh, nhạy cảm.
- Kem đánh răng: Phương pháp này có thể dùng trong hầu hết trường hợp trẻ bị côn trùng cắn. Vì thành phần của kem đánh răng có tác dụng kháng viêm và ngăn sự xâm nhập của vi trùng gây bệnh. Khi dùng, mẹ nên thoa từng ít một để tránh tình trạng trẻ bị nóng, rát da.
Mẹo khi bé bị ong đốt
So với các loài muỗi, kiến thông thường thì ong đốt sẽ gây cảm giác đau, sưng tấy rõ rệt. Triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hệ miễn dịch và sự mẫn cảm của cơ thể với độc tố của ong. Cách xử trí khi bị ong đốt sẽ khác với khi bị côn trùng cắn như kiến hay mũi cắn.
Điều quan trọng khi bé bị ong đốt, bố mẹ cần lấy ngòi ong ra ngay lập tức. Ngòi ong thường là đốm đen xuất hiện ngay trên vết thương, bạn có thể dùng tay lấy ra hoặc nhíp để gắp. Sau khi lấy được phần nọc hay ngòi, hãy xoa dịu vết thương này cho trẻ bằng một số mẹ dưới đây:
- Chườm lạnh: Sau khi rửa sạch vết thương, bố mẹ hãy dùng đá viên hoặc túi chườm lạnh đặt lên vị trí vết thương do ong chích ít nhất 15 phút. Có thể nghỉ vài giây hoặc điều chỉnh phần lạnh vừa với vết thương để tránh bé bị bỏng lạnh. Điều này sẽ làm dịu cơn đau do làm chậm lưu lượng máu đến vết thương.
- Nước tỏi nghiền: Với các bé đã lớn, bạn có thể dùng tỏi nghiền nát. Phần nước được tiếp ra có hoạt tính sẽ giúp giảm đau, sưng. Để khoảng 20 phút và rửa sạch với nước.
- Tinh dầu oải hương: Thành phần tinh dầu hoa oải hương có những hoạt tính có thể trung hòa nọc độc tức thì nên ngoài chữa vết ong đốt thì bạn có thể trị tổn thương da do bị côn trùng khác cắn. Lưu ý, bạn cần pha theo tỷ lệ 1:1 tinh dầu hoa oải hương với dầu nền như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu ô liu…trước khi thoa lên da bé để đạt được kết quả như mong muốn.
Phòng ngừa bé bị côn trùng cắn sưng tấy thế nào cho hiệu quả?
Để hạn chế việc bé bị côn trùng cắn, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để bảo vệ cho bé như:
- Cho bé ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày
- Mặc đồ dài tay, sáng màu để không thu hút côn trùng
- Khi bé chơi ngoài trời nên dùng thuốc chống côn trùng trên da
- Hạn chế cho bé chơi gần bụi cây, hoa
- Không cho bé đi chân đất
- Dạy bé nhận biết về côn trùng và cách tự vệ khi bị chúng tấn công. Ví dụ như gặp ong thay vì hoảng hốt thì đứng yên.
Mọi đứa trẻ luôn tò mò và muốn tìm tòi về thế giới xung quanh. Chính những lúc này là cơ hội tốt nhất để bé phát triển trí thông minh. Nhưng cũng vì thế, bé có thể dễ gặp tổn thương do côn trùng gây ra khi tiếp xúc với thiên nhiên. Việc của bố mẹ là luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bé học hỏi và sẵn sàng sơ cứu khi bé bị côn trùng cắn.
Hy vọng những mẹo nhỏ của Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp mẹ kịp thời xử lý khi bé bị côn trùng cắn, cũng như an tâm hơn trong việc cho bé thỏa sức khám phá thế giới xung quanh mình. Hãy đón đọc Tạp chí Mẹ và Con để cập nhật thêm nhiều mẹo hay, bố mẹ nhé!