Mẹ và Con - Ở hầu hết mọi giai đoạn phát triển, sự thay đổi cơ thể và tâm trí có thể khiến trẻ ngủ không sâu, khó ngủ hoặc mất ngủ. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và con tìm hiểu những nguyên nhân tại sao trẻ ngủ không sâu, mẹ nhé!

Ở hầu hết mọi giai đoạn phát triển, sự thay đổi cơ thể và tâm trí của trẻ có thể khiến trẻ ngủ không sâu, khó ngủ hoặc mất ngủ. Con bạn có thể cảm thấy lo lắng khi ngủ một mình và muốn được ôm vào giữa đêm. Thậm chí việc duỗi tay và chân của con có thể khiến con giật mình thức giấc vào ban đêm. 

trẻ ngủ không sâu 1

Những tác động khác làm gián đoạn giấc ngủ của con cũng có thể là do một ngày sự kiện đặc biết sắp diễn ra hoặc việc vừa trải qua một ngày mệt mỏi khiến con bạn quá bồn chồn khó ngủ. Thức ăn và đồ uống có caffeine có thể khiến con bạn khó ngủ hoặc không không sâu giấc, hay việc môi trường xung quanh có những thay đổi đáng kể đối với thói quen cũng có thể gây xáo trộn.

Thêm vào đó, một số nguyên nhân khiến con ngủ không sâu có thể là do bệnh tật, dị ứng hoặc các tình trạng như chứng ngưng thở khi ngủ, chứng gặp ác mộng, mộng du hoặc hội chứng chân không yên cũng được nói rõ hơn trong nội dung của bài viết hôm nay. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu những nguyên nhân vì sao trẻ ngủ không sâu, mẹ nhé!

Rối loạn giấc ngủ dẫn đến việc trẻ ngủ không sâu

Để các mẹ dễ hiểu, chúng ta hãy cùng xem xét các trường hợp. Chẳng hạn như nếu sắp đến sinh nhật của con và chúng không thể ngừng nói về điều đó, đó là một dấu hiệu cho thấy sự mong đợi quá mức đang diễn ra trong tâm trí của con. Tương tự như vậy, một ngày mải mê vui chơi và bỏ qua giấc trưa có thể khiến con bạn quá mệt mỏi.

Sự mệt mỏi này không giúp con đi vào giấc ngủ đêm nhanh hơn, nhưng ngược lại, chúng khiến con khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Tuy nhiên, đó là thay đổi diễn ra tạm mà bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh.

trẻ ngủ không sâu 2

Nhìn về lâu dài hơn, nếu bạn xem nhẹ những giấc ngủ không sâu giấc của con, trẻ có thể thức suốt đêm và không chịu ngủ lại cho đến khi bạn ôm hoặc đung đưa chúng, ngay cả khi chúng được hơn 6 tháng tuổi. Điều này có nghĩa là con bạn trở nên phụ thuộc và không thể học cách tự đi ngủ vào ban đêm.

Vì vậy, bạn càng cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ và dạy cho chúng tự xoa dịu tâm trí con sẽ ngủ ngon hơn và bạn cũng có thể an tâm hơn.

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến trẻ ngủ không sâu

Chứng ngưng thở khi ngủ rất đáng sợ vì con bạn thường ngừng thở trong khoảng thời gian từ 10 giây trở lên khi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không biết điều này đang xảy ra. Bạn cũng có thể nhận thấy con mình ngáy to, há miệng ngủ và buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Nếu bạn nhận thấy điều này xảy ra với con mình, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

trẻ ngủ không sâu 5

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và hành vi của trẻ, thậm chí là các vấn đề về tim. Hãy đảm bảo bạn đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nhanh nhất có thể, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này ở trẻ.

Hội chứng chân không yên khi ngủ sẽ làm trẻ ngủ không sâu

Hội chứng chân không yên (RLS) được cho là một vấn đề gây nên chứng khó ngủ ở người lớn, nhưng có nghiên cứu chỉ ra rằng nó đôi khi vẫn xảy ra với trẻ em. Con của bạn có thể kể về việc cảm giác có một con bọ đang bò trên mình khiến con phải lăn khắp giường để thay đổi vị trí nằm thường xuyên để phá tan cảm giác kỳ lạ ấy. Một số trẻ không thực sự nhận thấy rõ ràng cảm giác khó chịu này, nhưng chúng sẽ có giấc ngủ kém do mắc chứng RLS.

trẻ ngủ không sâu 6

Có một số phương pháp điều trị RLS, mặc dù nhiều phương pháp chưa được nghiên cứu kỹ ở trẻ em. Ở người lớn, chứng này có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin và thuốc. Hãy hỏi thăm bác sĩ của bạn khi cảm thấy nghi ngờ về các triệu chứng của con.

Nỗi sợ bóng tối là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu

Chứng này phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn, chứng sợ hãi ban đêm khiến một người đột ngột thức dậy sau khi ngủ, có vẻ sợ hãi hoặc kích động dữ dội và thường xuyên khóc, la hét và đôi khi mộng du. Thông thường, người đó không thực sự tỉnh táo và hầu hết trẻ em thậm chí không thể nhớ những gì đã xảy ra trong giấc mơ.

trẻ ngủ không sâu giấc

Hầu hết, nỗi sợ bóng tối xảy ra trong giai đoạn ngủ NREM – khoảng 90 phút sau khi trẻ đi ngủ. Không có phương pháp điều trị đối với nỗi sợ này, nhưng bạn có thể giúp giảm thiểu khả năng chúng xảy ra bằng cách tuân thủ lịch ngủ hàng ngày để thiết lập thói quen ngủ tốt và giúp con an tâm khi ngủ vào ban đêm.

Giấc ngủ là điều cần thiết tuyệt đối đối với tất cả mọi người, nhất là với trẻ nhỏ, những cơ thể nhỏ rất cần những giấc ngủ chất lượng để giúp con phát triển, học tập và vui chơi.

Nếu bạn có thể phát hiện sớm chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ hay thường xuyên thấy trẻ ngủ không sâu, hãy nhanh chóng điều chỉnh hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên, liệu pháp điều trị. Giấc ngủ ngon chính là món quà vô giá cho con bạn!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.