Sặc ở trẻ em khi dị vật (nước, sữa, thức ăn, đồ chơi…) lọt vào đường hô hấp của bé. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nhận biết dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi để kịp thời cấp cứu. Nếu không được xử lý kịp thời thì sặc sữa có thể đe dọa tính mạng trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi
Sặc sữa vào phổi xuất hiện do trẻ ho sặc trong khi uống sữa. Dù chỉ một chút sữa cũng có thể là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ. Có thể nói biến chứng phù phổi cấp do sặc sữa là điều vô cùng nguy hiểm.
Khi nghi ngờ sặc sữa, bạn cần theo dõi các biểu hiện sau trong vòng 72 tiếng.
- Trẻ khó thở hoặc khó nói chuyện.
- Bé thể hiện sự khó chịu, cáu gắt, hung dữ.
- Ho nhiều, trẻ mệt mỏi, chậm chạp, lờ đờ.
- Có dấu hiệu giảm nhận thức, mơ màng.
- Mũi hoặc miệng sủi bọt.
- Trẻ tím tái, mạch đập nhanh.
Trong trường hợp nhận thấy có dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi như trên thì cần đưa bé đi khám ngay. Nếu mới chớm bị ứ sữa thì khả năng điều trị và không để lại di chứng nặng nề rất cao. Nếu không cẩn thận thì sặc sữa sẽ nhanh chóng chuyển biến thành phù phổi cấp, suy hô hấp và nhanh chóng dẫn tới tử vong.
Cần lưu ý về yếu tố thời gian xử trí can thiệp sau khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa. Một khi phù phổi cấp đã xảy ra thì tử vong gần như là điều không thể tránh khỏi.
Biểu hiện của trẻ bị sặc sữa vào phổi
Sặc sữa là tình trạng sữa tràn vào đường thở. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không được bú đúng tư thế, cho bú lúc trẻ đang quấy khóc, ho. Ngoài ra nếu sữa mẹ quá nhiều, núm vú có lỗ thông rộng làm trẻ không nuốt kịp cũng khiến trẻ bị sặc sữa. Cần nhận biết dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi để kịp thời sơ cứu, bảo vệ tính mạng trẻ.
Các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi, triệu chứng sặc sữa có thể xuất hiện trong hoặc sau khi trẻ bú. Do đó cần lưu ý các dấu hiệu:
- Trẻ sơ sinh bú yếu, vặn người khó chịu khi bú sữa.
- Trẻ ho hoặc nghẹn sau khi bú, uống sữa.
- Trẻ nôn khi bú.
- Trẻ sơ sinh thở khò khè, thở rít, khó thở cho thấy đường hô hấp bị cản trở.
- Trẻ sơ sinh thở nhanh, gấp hoặc ngừng thở tạm thời khi bú.
- Sốt nhẹ sau khi bú.
Ngoài ra, bạn cũng nên để ý biểu hiện bên ngoài vì trẻ nhỏ thường khó có phản ứng cụ thể. Trong đó bao gồm da hơi xanh, chảy nước mắt, nhăn mặt khi bú… nói chung là cho thấy bé rất khó chịu và không muốn bú sữa. Trẻ lớn hơn có thể thay đổi giọng nói như bị nghẹt mũi.
Trẻ bị sặc sữa vào phổi đôi khi không có dấu hiệu cụ thể và không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng thì sặc sữa sẽ tiến triển thành nhiễm trùng phổi, viêm phổi tái đi tái lại, suy dinh dưỡng. Nặng nề hơn là gây tử vong.
Làm gì khi bé bị sặc sữa vào phổi
Ngay khi trẻ có dấu hiệu sặc sữa như ho, tím tái, khó thở thì người chăm trẻ cần sơ cứu ngay lập tức theo các bước sau:
Vỗ lưng, ấn ngực
Đầu tiên cần đặt bé nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay bên thuận, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh, nhanh 5 cái vào lưng trẻ. Vỗ vào giữa hai xương bả vai nhằm tăng áp lực đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp.
Nếu tình trạng không được cải thiện thì tiến hành ấn ngực như sau: Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay ấn mạnh, dứt khoát 5 cái ở nửa dưới xương ức, ở vị trí cơ hoành. Lặp lại 5-6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
Thông đường thở
Dùng miệng hút mạnh mũi, miệng của trẻ. Lưu ý hút kỹ sữa đọng ở mũi, họng càng nhanh càng tốt. Miệng trước, mũi sau. Để chậm thì sữa sẽ tràn vào khí quản, làm tắc nghẽn đường hô hấp rất nguy hiểm.
Hà hơi thổi ngạt
Khi trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa vào phổi nặng dẫn tới nưng thở thì kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt. Cách làm như sau: Ngậm mũi và miệng trẻ thôi vào cho đến khi thấy lồng ngực bé hơi nhô lên.
Lưu ý cần hút sạch sữa trước khi hà hơi để tránh đẩy sữa vào đường hô hấp. Ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Cách hạn chế sặc sữa ở trẻ sơ sinh
Sặc sữa chủ yếu do tư thế bú, lượng sữa bú chưa phù hợp. Cha mẹ, người chăm trẻ cần ghi nhớ các lưu ý sau để hạn chế sặc sữa ở trẻ sơ sinh:
- Bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái và cho bé bú từ từ.
- Chú ý xem bé có nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút hay không.
- Nếu trẻ ho, khóc phải ngừng cho bú ngay, để bé nuốt hết sữa trong miệng.
- Với trẻ bú bình cần chọn bình phù hợp với lượng ăn của bé.
- Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp và vỗ lưng ợ hơi giúp trẻ tống bớt khí thừa trong dạ dày dễ kích thích gây sặc sữa.
- Sau khi cho bú no không để trẻ nằm ngay mà nên bế thẳng đứng 20 – 30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Kê gối cho bé ngủ cao đầu, quấn tã vừa phải không ép bụng gây trào ngược sau bú.
Sặc sữa ở bé rất phổ biến, do đó nhận biết được dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi sẽ giúp tăng tỷ lệ cứu sống bé. Cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra ngay sau khi sơ cứu. Lưu ý các dấu hiệu dấu hiệu trẻ bị sặc sữa là chìa khóa vàng giúp ba mẹ bảo vệ bé yêu trước các rủi ro đầu đời.