Mẹ và Con - Mang thai và sinh con là một sứ mệnh liêng thiêng của một người mẹ. Vì thế, để có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến những dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng thai chết lưu sau đây!

Thai chết lưu là tình trạng thai đã chết trước hoặc trong khi sinh. Cả khi mẹ bầu sẩy thai và thai chết lưu đều được hiểu là thai đã mất đi, nhưng chúng lại khác nhau tùy theo thời điểm mất mát đã xảy ra.

Tại Hoa Kỳ, sẩy thai thường được định nghĩa là thai nhi đã mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ và thai chết lưu có nghĩa là thai nhi mất sau thời gian 20 tuần thai.

Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu

Nhiều người phụ nữ trách móc, đổ lỗi cho bản thân khi biết tin con đã mất ở thời điểm quá muộn, thường họ sẽ bị sang chấn tâm lý vì không biết mình đã làm gì sai. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho biết, thai chết lưu hiếm khi là lỗi của người mẹ.

Trong thực tế, bạn không thể xác định chính xác được nguyên nhân thai chết lưu. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến thai chết lưu theo thứ tự từ phổ biến nhất đến thấp dần:

  • Mang thai và cơn đau đẻ biến chứng: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể thấy ở những trường hợp thai chết lưu. Những biến chứng này có thể kể đến như sinh non, mang song thai hoặc ba, hoặc nhau thai tách ra khỏi tử cung hay còn gọi là “nhau thai bị bóc tách”. Biến chứng khi mang thai và đau đẻ thường phổ biến trước 24 tuần mang thai.
  • Gặp vấn đề với nhau thai: Một trong số những vấn đề về nhau thai dẫn đến thai chết lưu thường gặp là không cung cấp đủ máu cho thai nhi. Đa số các nguyên nhân hàng đầu làm thai nhi mất trong bụng mẹ trước khi sinh này có xu hướng xảy ra sau khoảng 24 tuần mang thai.

nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu

  • Dị tật bẩm sinh: Theo thống kê, có hơn 1/10 nguyên nhân dẫn đến thai bị chết lưu là do thai nhi có khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền, dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân phổ biến không kém là do nhiễm trùng ở thai nhi hoặc trong nhau thai hoặc do nhiễm trùng nghiêm trọng ở người mẹ. Trường hợp này thường gặp ở tuần thứ 24 khi mang thai.
  • Mắc phải những vấn đề về dây rốn: Chẳng hạn như dây có thể bị thắt nút hoặc vắt làm ngừng cung cấp oxy cho thai nhi đang trong giai đoạn phát triển. Nguyên nhân này có xu hướng xảy ra nhiều ở các mẹ bầu gần cuối thai kỳ.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao ở mẹ cho dù là do huyết áp cao mãn tính hay tiền sản giật đều góp phần làm tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi. Một trong những loại thai chết này sẽ phổ biến hơn vào cuối quý hai và đầu quý ba so với các giai đoạn khác của thai kỳ.
  • Biến chứng bệnh của sản phụ: Những vấn đề thường gặp về sức khỏe của mẹ bầu như tiểu đường cũng được xem là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.
  • Những nguyên nhân khác: Có thể mẹ bầu đang bị căng thẳng, lo âu kéo dài, thường xuyên thay đổi cảm xúc trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai hút thuốc lá, cần sa, dùng thuốc giảm đau theo toa hoặc sử dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp có thể ảnh hưởng trầm trọng đến thai nhi. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến thai chết từ trong bụng mẹ.

mẹ bầu đau bụng

Dấu hiệu cảnh báo thai đã chết lưu

Sau đây là một số dấu hiệu thai đã mất trong bụng mà các mẹ cần phải hết sức chú ý khi mang thai:

  • Chảy máu bất thường từ âm đạo: Tuyệt đối không được chủ quan với bất kỳ sự tiết dịch bất thường nào từ âm đạo trong quá trình mang thai (dịch có mùi và có màu không phải màu trắng), vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng trong tử cung. Tình trạng này có thể làm suy yếu túi màng xung quanh em bé, làm nhiễm trùng bên trong tử cung hoặc làm cho nước ối bị vỡ
  • Những cơn đau bụng từ nhẹ đến nặng
  • Chóng mặt thất thường
  • Sốt cao đột ngột
  • Không thể phát hiện ra nhịp tim
  • Bị đau lưng dữ dội
  • Chuột rút

Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy tình trạng giảm đột ngột các chuyển động của thai nhi sau khoảng 28 tuần hoặc không còn cảm thấy cử động nào từ con. Sự chuyển động là dấu hiệu con đang phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Mặc dù không có các số liệu quy ước nào cho thấy tình trạng bình thường đối với thai nhi vì mỗi em bé đều sẽ có mức độ “máy” khác nhau, điều quan trọng nhất là các mẹ bầu cần phải nắm được quá trình chuyển động của con. Sự chuyển động của bé sẽ tăng dần trong suốt quá trình mang thai đến khoảng 32 tuần rồi giữ nguyên đến khi sinh.

mang thai

Bạn có thể kiểm tra bằng cách đếm số lần con “máy” vào cùng thời điểm trong ngày, thường là khi con tích cực nhất vào khoảng tuần thứ 28, sau một vài lần mẹ sẽ tự nhẩm ra được mức độ di chuyển trung bình của con yêu.

Nếu số lượng đá của bé có thay đổi đáng kể hoặc nếu bạn không thể hoặc không còn cảm thấy con đang di chuyển ít nhất 10 lần trong vòng 2 giờ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Tạp chí Mẹ và Con cũng có một lưu ý rằng, các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng là đặc điểm nhận biết thai chết lưu. Thế nhưng, nếu người mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao, khi xuất hiện những dấu hiệu trên, xác suất rủi ro sẽ càng cao. Tốt hơn mẹ nên thăm khám bác sĩ thường xuyên, định kỳ để kiểm tra sức khỏe của con yêu.

Một số câu hỏi thường gặp về thai chết lưu

Tôi vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, bình thường nếu trước đó đã từng bị thai lưu không?

Nếu bạn đã từng trải qua quãng thời gian đau khổ vì mất con trong tình cảnh này, bạn đừng quá lo lắng, bi quan vì có vô số phụ nữ có thai chết lưu và họ vẫn có thể sinh ra em bé khỏe mạnh trong lần mang thai kế tiếp.

Tuy nhiên để giúp ngăn chặn, phòng tránh tình trạng tương tự trong tương lai, bạn cần xác định được nguyên nhân của việc mất con trong bụng lần trước để có sự đề phòng tốt hơn.

Dấu hiệu thai chết lưu, mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ để thai kỳ an toàn 3

Tôi nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra?

Làm mẹ là một trong những đặc ân thiêng liêng nhất và việc mang thai là một niềm vui, sự hy vọng đối với hầu hết các cặp vợ chồng. Vì thế, việc mất con là một nỗi đau đớn không có gì có thể sánh nỗi.

Bạn không thể làm gì được khi thai đã mất từ trong bụng, nhưng bạn chắc chắn có thể lên kế hoạch chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai để xác suất nguy cơ xảy ra thấp nhất. Sau đây là một số cách để ngăn chặn thai chết lưu và có được thai kỳ an toàn:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng.
  • Tăng lượng hấp thu chất axit folic trong quá trình mang thai để làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
  • Luôn sắp xếp đến thăm khám thai định kỳ đúng lịch với bác sĩ.
  • Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
  • Theo dõi thai kỳ từ sớm.

phụ nữ mang thai

  • Thăm khám và sàng lọc trước các nguy cơ biến chứng thai kỳ và xác định những bất thường trong quá trình tăng trưởng của bào thai.
  • Theo dõi chặt chẽ chuyển động của thai nhi từ quý thứ hai.
  • Cẩn thận trong quá trình di chuyển, tránh tai nạn té ngã. Không nên mang giày cao gót và luôn nhớ đeo dây an toàn khi đi ô tô.
  • Ưu tiên các món ăn được chế biến tại nhà để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Luôn ghi nhớ những dấu hiệu thai chết lưu là một trong những thông tin quan trọng mà các mẹ đang hoặc chuẩn bị mang thai cần làm. Bên cạnh đó, đối với những mẹ vừa mất con vì nguyên nhân này, hy vọng bài viết trên của Tạp chí Mẹ và Con đã mang đến cho bạn một cái nhìn đầy đủ hơn cho lần mang thai kế tiếp. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhé!

Bài viết liên quan