Mẹ và Con - Bạn thấy mệt mỏi, mỗi ngày đi làm là một cực hình? Bạn không có động lực đi làm, bị căng thẳng, mệt mỏi và burn out? Bạn nghi ngờ năng lực bản thân và cảm thấy mình nên nghỉ việc thì hơn?

Rất có thể những suy nghĩ này không đến từ bản thân bạn mà do bạn đang chịu sức ép từ bên ngoài. Tình trạng ngầm ép nhân viên nghỉ việc không còn mới, thậm chí, chúng diễn ra ngày càng tinh vi.

Nếu bạn đang gặp những tình huống tréo ngoe khiến bản thân thấy chán nản, bị cô lập, bị đánh giá thấp thì bạn nên cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu bạn đang bị ép nghỉ việc. Bài viết này sẽ liệt kê những dấu hiệu này, phân loại cũng như hướng dẫn bạn cách xử lý trong từng tình huống.

Những dấu hiệu bạn đang bị ép nghỉ việc

Các dấu hiệu này có thể đến từ một hoặc nhiều phía, nhận diện rõ tình hình là rất quan trọng.

Dấu hiệu từ cấp trên

Cấp trên là người có quyền quyết định về tương lai của bạn tại công ty. Đây là người quản lý trực tiếp và sẽ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bạn. Trường hợp cấp trên muốn ép nhân viên nghỉ việc, đây sẽ là những dấu hiệu điển hình:

  • Bạn bị phân công công việc khó khăn, thách thức, vượt quá khả năng một cách vô lý. Đây là cách phổ biến nhất vì bạn sẽ thấy áp lực, kiệt sức và nhanh chóng chán nản.
  • Bạn bị hạn chế quyền lẫn trách nhiệm. Bạn có thể sẽ bị phớt lờ, bỏ qua trong các cuộc họp, các email hay những hội thảo quan trọng. Điều này vừa khiến bạn bị giảm giá trị vừa ngăn chặn cơ hội thể hiện năng lực của bạn.
  • Bị chỉ trích, phê bình trước mặt đồng nghiệp. Cấp trên tìm cách hạ bệ và muốn người khác cũng thấy bạn không còn giá trị. Một người sếp có tâm chắc chắn sẽ không chọn cách “góp ý” như thế này nếu muốn giữ nhân viên ở lại công ty.

Dấu hiệu bị ép nghỉ việc từ cấp trên

Ngoài ra, một dấu hiệu ép nghỉ việc ngầm và khó nhận biết hơn là những thay đổi bất thường của cấp trên. Đó có thể là thái độ đột nhiên xa cách, lạnh nhạt hoặc tránh né khi bạn đề nghị hỗ trợ. Đây là một hình thức gây hấn thụ động mà mục tiêu thường là khiến nạn nhân chán nản và bỏ cuộc trong im lặng.

Dấu hiệu từ công ty

Bạn cần phân biệt dấu hiệu ép nghỉ việc từ phía sếp bạn và công ty. Nếu công ty không còn quan tâm đến bạn, bạn có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Cắt giảm nhân sự, sa thải nhân viên và khiến khối lượng công việc của bạn tăng lên đột ngột vì không còn người hỗ trợ.
  • Công ty thay đổi chính sách, quy định và bạn nằm trong nhóm “bị bỏ rơi”.
  • Công ty điều chuyển bạn đến những vị trí không phù hợp. Chẳng hạn, bạn có thể bị điều chuyển đến một phòng ban khác nơi bạn không có kinh nghiệm làm việc. Điều này khiến bạn không thể tiếp tục làm việc, không đạt chỉ tiêu và do đó phải chấp nhận nghỉ việc.

Dấu hiệu từ đồng nghiệp

Đồng nghiệp không có quyền trực tiếp đánh giá hay quyết định bạn tiếp tục làm hay nghỉ việc nhưng ảnh hưởng của họ không hề nhỏ. Đây là những dấu hiệu cho thấy đồng nghiệp đang muốn ép bạn phải nghỉ việc:

  • Thay đổi thái độ, hành vi: Đồng nghiệp có thể xa lánh, tránh né hoặc tỏ ra khó chịu khi phải làm việc cùng bạn. Bạn bị cô lập nơi công sở và bị bôi nhọ, nói xấu sau lưng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của bạn đồng thời khiến bạn mệt mỏi, chán nản.
  • Phá hoại công việc: Đồng nghiệp xấu tính sẽ cố tình làm sai lệch tài liệu, “quên” mời bạn vào một cuộc họp, đổ lỗi những sai sót… mục tiêu là để bạn bị khiển trách hoặc sa thải.
  • Ảnh hưởng lên cấp trên: Đây cũng là một dấu hiệu ép nghỉ việc từ phía đồng nghiệp bạn cần hết sức cẩn thận. Đồng nghiệp có thể nói xấu sau lưng với cấp trên, cung cấp thông tin sai lệch để gây hiểu lầm về bạn.

dấu hiệu bị ép nghỉ việc từ đồng nghiệp

Làm gì khi bị ép nghỉ việc?

Giữ tinh thần ổn định

Điều quan trọng đầu tiên bạn cần làm là bảo vệ bản thân. Khi gặp phải những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chèn ép để phải nghỉ việc, bạn có thể cảm thấy tức giận, bất lực, uể oải, mất tinh thần… Đây đều là những cảm xúc bình thường và bạn không cần phải thấy xấu hổ hay lo lắng về điều đó.

Việc giữ tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh là bước đầu tiên để giúp bạn đưa ra được quyết định chính xác. Đừng vội vàng hành động khi bạn còn thấy căng thẳng, lo lắng. Đồng thời, bạn nên chia sẻ cảm xúc với người thân, đồng nghiệp hoặc bạn bè.

Hãy ăn uống đầy đủ, cố gắng ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng, khi chăm sóc sức khỏe tinh thần ổn định bạn có thể tiến tới cách giải quyết bên dưới.

khi bị ép nghỉ việc cần kiếm người tham khảo ý kiến

Tìm hiểu nguyên nhân và xử lý chúng

Sau khi bình tĩnh, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định nguyên nhân bạn bị ép nghỉ việc. Một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ép nghỉ việc là:

  • Do bạn không đáp ứng được yêu cầu công việc.
  • Do công ty muốn cắt giảm nhân sự mà không muốn bồi thường.
  • Do cạnh tranh nội bộ.
  • Vì lợi ích cá nhân của cấp trên/đồng nghiệp.

Bạn có thể chọn cách trò chuyện trực tiếp với phía đang gây áp lực hoặc tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm. Nếu trong công ty đang có nhiều người cùng bị ép nghỉ việc, các bạn sẽ cần đoàn kết để đòi lại quyền lợi cho mình.

Có nên đơn phương nghỉ việc không?

Không phải lúc nào bạn cũng có thể hòa giải khi bị ép nghỉ việc. Lựa chọn của rất nhiều người trong trường hợp này là đơn phương nghỉ việc. Nhất là khi bạn đã làm hết sức mình để cải thiện tình hình nhưng vẫn bị chèn ép.

Lúc này, bạn cần tìm hiểu quy định về luật lao động để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Đồng thời, bạn cần lưu ý thu thập các bằng chứng bị ép nghỉ việc, bằng chứng bạn hoàn thành công việc và không vi phạm quy định công ty (nếu có) để dự phòng trong trường hợp có xảy ra tranh chấp.

Khi bị ép nghỉ việc hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Có rất nhiều người từng trải qua tình huống tương tự và họ đã vượt qua được. Chuẩn bị kỹ càng, tin tưởng vào bản thân và bạn sẽ tìm được công việc mới tốt hơn!

Bài viết liên quan

cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất

Cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính

Mẹ và Con - Tiết kiệm tiền cho những dự định tương lai luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là giải pháp đáng tin cậy. Tuy nhiên, làm thế nào để việc tiết kiệm vừa an toàn vừa sinh lời tối ưu? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con khám phá ngay cách gửi tiền ngân hàng an toàn nhất, sinh lời cao trong bài viết dưới đây nhé.