Mẹ&Con - Những cơn đau bụng thai kì là điều mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Tùy theo từng kiểu đau báo hiệu từng triệu chứng của thai kì. Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ Phòng bệnh trước thai kỳ Sao 3 tháng cuối thai kỳ lại buồn nôn?

Trứng làm tổ bên ngoài tử cung

Nếu điều này xảy ra, mà thường là trứng làm tổ trong ống dẫn trứng, cơn đau sẽ đến sớm, khoảng tuần thứ 4. Nếu thấy thêm các triệu chứng như bụng hoặc xương chậu đau nhói, âm đạo ra máu, đau mạnh khi cử động nhiều… thi bầu nên đi khám ngay lập tức để tranh biến chứng.

dau-bung-thai-ki-bao-hieu-dieu-gi

(Ảnh minh họa)

Sảy thai

Phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Âm đạo ra máu là dấu hiệu cảnh báo sớm, tiếp theo là tình trạng đau bụng kéo dài trong vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày. Thai phụ có thể bị ra máu nặng hoặc nhẹ, tùy trường hợp. Cơn đau bụng xuất hiện bất ngờ lên hoặc liên tục, từ trung bình đến đau nhói và cảm giác đau lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.

Chuyển dạ sớm

Nếu đau bụng kèm theo các dấu hiệu như những cơn co kéo dài, đau lưng dưới, ra máu âm đạo nhỏ giọt như cuối kì kinh hoặc khung xương chậu nặng nề thì rất có khả năng đó là dấu hiệu của chuyển dạ sớm, bầu lưu ý nhé!

Tiền sản giật

Nếu đau căng bụng trên ở sau tuần thứ 20, nhất là khi bầu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; kèm theo sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân kèm buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nếu đau bụng dưới kèm theo khó chịu khung xương chậu, đau nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều và khó kiểm soát, nước tiểu có mùi có gợn máu thì khả năng cao là bầu đã nhiễm trùng đượng tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu khiến nguy cơ sinh non tăng cao nên ngay lập tức phải đến khám bác sĩ. Triệu chứng khi thận đã bị nhiễm khuần: sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi; đau ở lưng dưới hoặc một bên xương sườn (có khi là cả hai bên); nôn và buồn nôn, nước tiểu có lẫn máu.

dau-bung-thai-ki-bao-hieu-dieu-gi

(Ảnh minh họa)

Táo bón

Đau nặng bụng và trong 1 thời điểm của thai kì thì có thể là do chứng táo bón gây nên. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn hoặc do thai nhi lớn lên, gây sức ép lên dạ dày và ruột, khiến hệ tiêu hóa bị yếu đi.

Căng dây chằng

Trong quý 2 của thai kì, nếu thấy đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng thì đó là dấu diệu của đau do căng dây chằng.

Tags:

Bài viết liên quan