Mẹ&Con – Đau bụng khi mang thai là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các mẹ bầu. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất là các mẹ bầu nên đến bác sĩ để nhận được lời khuyên sớm nhất. Mẹ tưởng đau bụng dữ dội vì đau dạ dày, không ngờ là... sinh con Nỗi ám ảnh chuột rút khi mang thai Tăng cường đề kháng khi mang thai

Đau bụng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Sẽ có những nguyên nhân đau bụng gây nguy hiểm cho mẹ bầu và những nguyên nhân không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Những nguyên nhân đau bụng khi mang thai không gây nguy hiểm

Kết quả của quá trình thụ thai: Sau khi quá trình thụ thai diễn ra, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung làm tổ. Quá trình làm tổ của thai nhi có thể gây ra những hiện tượng đau tức bụng dưới, đau râm ran. Cơn đau này sẽ diễn ra trong vài ngày và các triệu chứng có thể giảm dần khi thai đã bám vào tử cung làm tổ.

Đầy bụng, khó tiêu: Mang thai, sự thay đổi hóc môn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, áp lực từ tử cung cũng cản trở phần nào hoạt động của dạ dày làm mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu gây đau bụng.

Táo bón: Lúc biết mình có thai, mẹ bầu thường có tâm lí thiên về việc bổ sung chất dinh dưỡng mà bỏ quên bổ sung các loại chất xơ trong thực đơn. Ngoài ra, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng lớn hóc môn khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp, với mục đích giúp cơ thể mẹ bầu có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, sự tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới trực tràng của mẹ bầu bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả, từ đó dễ gây ra tình trạng táo bón khi mang thai. Táo bón kéo dài có thể gây đau tức bụng dưới.

Đau bụng khi mang thai: Những trường hợp có thể xảy ra 4

Đau bụng do táo bón là một trường hợp đau bụng khi mang thai không nguy hiểm (Ảnh minh họa).

Đau dây chằng: Những cơn đau bụng khi mang thai xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thường có nguyên nhân do dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển.

Cơn gò chuyển dạ: Xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Trong giai đoạn này, tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn có thể xem là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Những nguyên nhân đau bụng khi mang thai gây nguy hiểm

Những cơn đau bụng khi mang thai sẽ gây nguy hiểm nếu đi kèm một số dấu hiệu sau: Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiết dịch âm đạo bất thường, bị đốm hoặc chảy máu, đau nhức, nôn ói, sốt, cảm lạnh,… Khi cơn đau bụng kèm theo những dấu hiệu này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay vì nó có thể là cảnh báo cho một số biến chứng thai kì nguy hiểm.

Những biến chứng thai kì nguy hiểm được cảnh báo từ đau bụng khi mang thai

Sảy thải sớm: Dấu hiệu sảy thai sớm là thỉnh thoảng bị chuột rút, chảy máu hoặc đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên.  Sau tuần thai thứ 12, nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng kèm đau cơ, ra máu khi mang thai, ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Nếu lượng máu ra ướt nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ, nên đến ngay phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng, ra máu sẫm màu, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốt, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.

– Sinh non: Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra, xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu dịch tiết âm đạo tiết bất thường, kèm theo chuột rút, đau lưng dưới, co cơ dạ dày, tiêu chảy và tăng áp lực trong xương chậu cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

– Nhau bong non: Nhau bong non xảy ra khi bong màng nuôi ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau như xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, co thắt thường xuyên, chuột rút,hoạt động của thai nhi sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, nên đi bác sĩ ngay.

Tiền sản giật: Tiền sản giật thai kì khá phức tạp và rối loạn vì nó gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

Đau bụng khi mang thai: Những trường hợp có thể xảy ra 5

Đau bụng do tiền sản giật thai kì là một trường hợp đau bụng khi mang thai gây nguy hiểm (Ảnh minh họa).

– Nhiễm trùng đường tiểu: Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới và kèm theo sốt cao, ớn lạnh.

– Chửa trứng: Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên sẽ được chẩn đoán là chửa trứng. Với những mẹ bầu đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.

Ngoài ra, vẫn có thể xảy ra những trường hợp đau bụng khi mang thai nhưng nó là dấu hiệu của một bệnh khác không liên quan đến mang thai như viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm túi mật, u xơ tử cung…

Tags:

Bài viết liên quan