Mẹ&Con – Mỗi lần bị chứng đầy hơi “hành hạ” khiến con khó chịu, quấy khóc, làm mẹ cũng lo lắng vô cùng. Nhưng giờ thì mẹ hãy yên tâm nhé, vì Mẹ&Con đã có những biện pháp an toàn giúp đẩy lùi chứng đầy hơi cho bé yêu hiệu quả rồi đây! 1.001 cách phòng và chữa đau bụng, đầy hơi cho trẻ Nguyên nhân khiến chị em đau bụng kinh là đây! Trẻ hay đau bụng không bao giờ là chuyện “bình thường”

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi

Con bị đầy hơi, mẹ phải làm sao? 5

Không đảm bảo vệ sinh thực phẩm cũng là nguyên nhân của chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ bị chứng đầy hơi chủ yếu là do mẹ áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bé chưa khoa học, hợp lý. Thực tế, có nhiều trường hợp mẹ cho con tập tành ăn dặm quá sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm trước 1 tuổi khi chưa mọc đủ răng hàm. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn các loại thức ăn mà cơ thể chưa đủ men để tiêu hóa khiến thức ăn bị ứ đọng trong đường ruột, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dẫn đến tình trạng bụng trướng căng.

Bên cạnh đó, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm cũng là nguyên nhân của chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Khi ăn phải những thức ăn này, trẻ sẽ bị đầy hơi trướng bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Trẻ nhỏ khi bị đầy hơi sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, bụng bé ậm ạch và lúc nào cũng lưng lửng nên bé không muốn ăn, bú sữa. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

Biểu hiện khi bị đầy hơi

– Sau khi ăn từ 1-2 giờ, bụng bé sẽ căng tròn.

– Vỗ nhẹ vào bụng phát ra âm thanh như tiếng trống.

Bé ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.

– Quấy khóc sau khi ăn.

– Có thể lười bú và biếng ăn, đi ngoài phân bóng hoặc lỏng, không thể xì hơi như bình thường.

Nên làm gì khi trẻ nhỏ bị đầy hơi?

Con bị đầy hơi, mẹ phải làm sao? 6

Nếu bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc khó ngủ, bố mẹ không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Khi bé bị chứng đầy hơi, bố mẹ và người chăm sóc cần theo dõi các hoạt động cũng như tâm trạng của bé. Nếu bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc khó ngủ, bố mẹ không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần, cần đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa. Nhưng nếu bé vẫn vui vẻ, tươi cười thì không nên quá lo lắng. Hãy giúp bé giảm bớt tình trạng đầy hơi bằng cách xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ sau khi ăn hoặc bú; cho bé ợ hơi sau khi ăn bằng cách bế ở tư thế đứng và vỗ nhẹ vào lưng.

Phòng tránh chứng đầy hơi

– Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé.

– Khi bú bình, nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ.

– Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục.

– Giảm bớt số lượng đạm, bột, đường trong khẩu phần ăn dặm.

Nếu mẹ áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không được cải thiện, mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan