Tuy nhiên theo nghiên cứu cho thấy, việc để trẻ nằm võng sẽ gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển về não của trẻ mà ít ông bố, bà mẹ nào biết đến. Tiến sĩ Nguyễn Công Nghĩa, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cảnh báo: “Lắc võng mạnh khiến trẻ bị hội chứng rung lắc, một dạng nặng của chấn thương đầu và não. Trên thế giới hội chứng này không mới, tuy nhiên tại Việt Nam nhiều người, thậm chí là bác sĩ chưa nghe nói đến hội chứng này”.
Nằm võng có thể làm bé cong cột sống và chậm phát triển
Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao trẻ hay giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu vào ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.
Do khi mắc võng có dang đường cong, trong khi đó cột sống của trẻ còn mềm, chưa đủ dộ vôi hòa như người trưởng thành nên khi nằm võng sẽ dễ gây ra tình trang cột sống bị cong vẹo theo chiều của chiếc võng. Điều này rất hay thường gặp với các trẻ được cho ngủ bằng võng thường xuyên. Bên cạnh đó cho trẻ nằm võng có thể kéo theo việc trẻ bị gù lưng khiến lồng ngực không thể nở được dẫn đến tim, phổi cũng không thể hoạt động tốt.
Một tác hại khác khi trẻ nằm võng thường xuyên là cản trở quá trình phát triển não và cơ bắp. Khi trẻ nằm võng, tư thế nằm không được thoải mái, phải gò bó trong võng và rất nguy hiểm nếu như trẻ trở mình có thể bị ngã xuống võng.
Với những hệ lụy trên, các bậc cha mẹ cần hạn chế cho trẻ nằm võng và tập cho trẻ thói quen ngủ trên giường để không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Nên cho bé ngủ trên mặt phẳng an toàn để bé có giấc ngủ sâu và phát triển toàn diện
(Tổng hợp)