Mẹ&Con - Có những thời điểm nhất định, gia đình bạn cần tiền và bạn lúng túng vô cùng khi không thể “xoay” đâu ra dù chỉ là một khoản nhỏ. Làm thế nào để nhanh chóng có tiền khi hữu sự? Và quan trọng hơn, làm thế nào để bạn chuẩn bị trước được cho tình hình đó, để có thể tránh cảnh… chạy khắp nơi nhưng chẳng “đào” được đâu ra? 7 cách tiết kiệm tiền đi chợ Bầu biết gì về tiền sản giật? “Bầu” tham gia lớp học tiền sản

1. Tránh vay mượn khi không thật sự cần

Nếu như hở chút là bạn vay mượn, vay mượn rất nhiều người khác nhau cho những mục đích khác nhau (từ chuyện để mua cái áo mới tới chuyện vung tay quá trán, xài hết tiền mà chưa tới tháng lãnh lương) thì khi có chuyện cần thật sự, rất có thể bạn sẽ… nhận được lời từ chối của tất cả mọi người.

co-khi-nao-ban-roi-vao-hoan-canh-can-tien-ma-khong-biet-dao-dau-ra

Chẳng ai hào hứng giúp đỡ một người vay mượn “nhẵn mặt”. Chính vì thế, hãy tự quy định một nguyên tắc nhỏ cho mình: Chỉ vay khi có chuyện thật sự cấp bách và nhìn thấy hướng để trả nợ, có được thời gian trả nợ rõ ràng. Với những nhu cầu làm đẹp, ăn chơi, hưởng thụ, bạn không bao giờ nên đi vay mượn để thỏa mãn mình cả.

2. Lập “quỹ” phòng xa

Bạn có thể mở một tài khoản ngân hàng, cũng có thể nuôi một con heo đất, có thể chọn bất kỳ cách nào khác mà bạn muốn để mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng trích lại ít tiền vào “quỹ” này. Số tiền tuy chẳng đáng là bao song khi tích cóp qua nhiều ngày tháng sẽ dần trở nên đáng kể. Lúc có việc cần kíp, bạn sẽ thấy một cái “quỹ” dự phòng như thế này đáng giá như thế nào trong việc “cứu nguy”.

co-khi-nao-ban-roi-vao-hoan-canh-can-tien-ma-khong-biet-dao-dau-ra

3. Thỉnh thoảng “để quên” đâu đó trong nhà ít tiền

Một bạn đọc từng chia sẻ với Mẹ&Con một bí kíp rất dễ thương của chị. Thỉnh thoảng, khi đọc sách, chị hay kẹp vào trang sách nào đấy ít tiền lẻ, chừng 20-50 ngàn đồng. Chẳng đáng là bao và chị gấp những cuốn sách để lại trên kệ như bình thường. Tương tự, chị nhét vào túi quần áo những bộ đồ lâu ngày mới mặc ít tiền lẻ.

Khi có việc cần tiền gấp mà “nhẵn túi”, chị sẽ đi… lục lọi quanh nhà, mở lại các cuốn sách của mình, thò tay vào các túi quần áo và “mừng rơn” khi có thể tìm ra được cả triệu đồng để giải quyết những chuyện cần ngay. Bạn cũng có thể học mẹo này, để luôn xoay được ít tiền khi có việc thật gấp đấy!

4. Chứng minh sẵn sàng khả năng vay

Các ngân hàng luôn có thể duyệt cho vay rất nhanh nếu bạn đầy đủ giấy tờ chứng minh thu nhập, chứng minh khả năng chi trả. Vì vậy, cứ mỗi 6 tháng/lần, bạn nên dành chút thời gian để cập nhật bộ hồ sơ này dù rằng chưa cần đến. Nếu bạn có công việc ổn định, thu nhập rõ ràng, có lịch sử vay và trả nợ trước đó nghiêm túc, đúng hạn thì khi bạn có việc gấp, bạn sẽ được duyệt cho vay chỉ trong vòng một vài ngày.

co-khi-nao-ban-roi-vao-hoan-canh-can-tien-ma-khong-biet-dao-dau-ra

5. Có ít nữ trang riêng

Không phải vô cớ khi ngày bạn cưới, cha mẹ hai bên thường mừng cho cô dâu một ít nữ trang vàng. Đây được xem như khoản “phòng khi cấp bách” mà một người giữ trách nhiệm tay hòm chìa khóa trong nhà cần phải có. Bạn không bao giờ nên sử dụng chúng, chỉ cất ở đâu đó an toàn. Nó sẽ là thứ cứu nguy cho gia đình bạn những lúc ngặt nghèo.

Một số người cũng có thói quen mua vài chỉ vàng hoặc vài lượng vàng (tùy khả năng kinh tế gia đình) và cất riêng, hoàn toàn “quên” đi cho đến khi thật sự có việc cần. Đó cũng là thói quen tốt mà bạn nên tham khảo và học hỏi.

6. Chấp nhận gán (hoặc bán) một số đồ đạc

Nhiều người rất ngần ngại khi bạn hỏi mượn tiền nhưng họ sẽ trở nên “dễ chịu” hơn nếu bạn chủ động đề nghị gán một món đồ nào đó và lấy lại khi trả đủ nợ. Lưu ý đây không phải hình thức “cầm đồ” với lãi suất… trên trời đâu nhé! Đó chỉ là cách để bạn tạo dựng niềm tin với một số người quen của mình, để họ hiểu rằng bạn có kế hoạch trả nợ rõ ràng và bạn cần đến sự giúp đỡ của họ trong lúc này (mà không gây thắc thỏm lo lắng cho họ về chuyện bạn mượn xong không trả nổi).

Trong một số trường hợp, nếu thấy việc trả nợ trước mắt quá khó khăn, bạn có thể chọn giải pháp “thanh lý” luôn một số đồ đạc trong nhà với giá rẻ. Sẽ khá tiếc, đúng không? Nhưng bù lại, bạn thoát khỏi tình hình khó khăn mà không nặng đầu với chuyện vay mượn. Tự nhủ với mình: “Khi nào kiếm lại được tiền mình sẽ mua lại vậy!”.

co-khi-nao-ban-roi-vao-hoan-canh-can-tien-ma-khong-biet-dao-dau-ra

7. Cho bạn thân, người thân vay khi có thể!

Tất nhiên, chuyện vay mượn vốn là chuyện rất nhạy cảm và nếu không khéo sẽ có thể dẫn đến tình cảnh không chỉ mất tiền mà còn… mất bạn, mất tình thân. Song, bạn cũng đừng vì thế mà luôn “cự tuyệt” với chuyện này. Trong đời, không ai có thể nói trước ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì và sự giúp đỡ lẫn nhau luôn là cần thiết.

Nếu như khi một vài người thân nào đó trong gia đình hoặc bạn bè thân mà bạn biết rõ tính cách nghiêm túc của họ cần gấp một khoản tiền, bạn nên sẵn sàng giúp đỡ trong trường hợp bạn có thể. Hãy hình dung đến lúc chính bạn rơi vào tình cảnh ấy và cần xoay một khoản cấp bách, bạn sẽ hạnh phúc thế nào khi nhận lại được sự giúp đỡ của mọi người.

8. Mua bảo hiểm

Bảo hiểm chính là một trong số những cách “làm khi lành để dành khi đau”, phòng khi cấp bách. Nếu bạn mua đầy đủ bảo hiểm y tế, đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, thêm bảo hiểm nhân thọ (nếu có thể) thì khi cấp bách, đây sẽ là cách giải nguy cho bạn. 

co-khi-nao-ban-roi-vao-hoan-canh-can-tien-ma-khong-biet-dao-dau-ra

Tags:

Bài viết liên quan