Mẹ&Con - Trong tâm lý người Việt, xử lý mối quan hệ gia đình được ưu tiên hơn nhu cầu cá nhân. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nỗi ám ảnh về việc bị gạt ra khỏi hệ thống là điều vô cùng đáng sợ. Phụ nữ muốn sống cho mình không dễ Giữ vợ: Càng ngày càng khó Giải mã cho đàn ông: Phụ nữ thực sự muốn gì?

Đôi khi tôi cứ thấy gia đình Việt Nam có gì đó giống với đại gia đình Corleone trong phim Bố Già. Trong đại gia đình ấy, những đứa con từ lúc được sinh ra cho đến khi đầu có hai thứ tóc vẫn phải chịu thúc thủ trước sự ràng buộc của một quy ước ngầm.

Tất nhiên, trong gia đình Việt Nam có thể không có “Bố Già”, nhưng quan hệ đại đồng đường ấy cũng có đủ thứ mà người bề trên luôn giành lấy quyền cáng đáng và định đoạt mà không cần để ý đến ý kiến của những đứa con.

chung-ta-song-goi-len-doi-nhau

Xã hội Việt Nam, ảnh hưởng tư tưởng Khổng giáo, trông cậy vào gia đình như một chìa khóa cho sự ổn định. Gia đình là xã hội thu nhỏ, nơi ấy bố mẹ là người lãnh đạo và một gia đình được coi là vận hành tốt hay không, được đánh giá bởi trật tự mang màu sắc đạo đức. Khi xã hội nhiều biến động, gia đình chính là cái phao an toàn cho các cá nhân.

Từ lúc nào, trong tâm lý người Việt, xử lý mối quan hệ gia đình được ưu tiên hơn nhu cầu cá nhân. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nỗi ám ảnh về việc bị gạt ra khỏi hệ thống là điều vô cùng đáng sợ.

Gia đình hiện đang đứng trước thách thức thay đổi. Một mặt, người ta ra sức cổ vũ cho những giá trị truyền thống: Sự quy tụ, sự đồng đường kế tục như là nền tảng ổn định cho xã hội. Mặt khác, thói quen tư duy độc lập cũng dần thắng thế.

Ý thức về quyền phụ nữ, quyền trẻ em và dân chủ giữa các thành viên gia đình – dù ngày càng trở thành những vấn đề phải giải quyết để vừa vặn với mô hình gia đình mới – đang bị ém đi dưới những khẩu hiệu, những chương trình rầm rộ, như thể đang được tiến hành về mặt chính sách.

Chúng ta thường tự hào về tình yêu thương, sự ôm ấp của cha mẹ với con cái – những hình ảnh lấp đầy các trang sách giáo khoa – coi đó như vũ khí trước các biến động xã hội. Nhưng biến gia đình thành những thành trì, và đặt những thử thách, nguy cơ bên ngoài ở thế đối lập với gia đình, ít nhiều đã khiến chúng ta có tính an phận thủ thường hoặc lo âu về số phận của con cái, dù chúng đã ba bốn chục tuổi – cái tuổi mà ở ngay xã hội Việt Nam hơn nửa thế kỷ trước, đã có thể là những trụ cột quốc gia.

Tôi cứ liên tưởng các thế hệ phụ nữ mà tôi biết với những chiếc chảo chống dính được quảng cáo ra rả từ năm này qua tháng khác. Dù biết là chẳng có gì bền mãi, khả năng chống dính nào cũng có giới hạn nhưng những quảng cáo ấy gieo niềm tin trong tâm lý người nội trợ là chúng dễ chiên xào, dễ cọ rửa và an toàn.

Các quảng cáo cứ nhấn mạnh sự tuyệt đối của các giải pháp khiến người ta tin rằng mình đang sử dụng những công cụ hiện đại nhất. Chúng ta cứ cố gắng mang đến cho con cái những thứ được cho là sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc đời chúng. Nhưng như lớp chống dính của chiếc chảo, mọi thứ dần mất tác dụng và chúng ta vội đi sắm chiếc chảo mới, được quảng cáo là ưu việt hơn.

Một người bạn viết của tôi đã nhận xét “Chúng ta sống gối lên đời nhau” khi nói về mối quan hệ cộng sinh trong gia đình Việt Nam.

Hồi còn bé, tôi thích nằm gối lên cánh tay, lên đùi bố mẹ, một hình ảnh ấm áp, trong trẻo đẹp như những tác phẩm hội họa kinh điển. Nhưng nằm mãi, tôi cũng đâm lo bố mẹ mỏi, và thấy chính tôi cũng mỏi khi gối lên cánh tay đang căng cơ lên vì sức nặng của mình. Cảm giác mỏi ấy, đến giờ tôi vẫn còn thấy.

Tags:

Bài viết liên quan