Mẹ&Con - Chứng rối loạn lo âu thường bị nhầm lẫn với trầm cảm. Song, hai căn bệnh khác nhau về biểu hiện, triệu chứng, cách điều trị...

Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại hơn nhưng các căn bệnh tâm lý cũng ngày một nhiều hơn. Khi phải đối diện với hàng vạn những áp lực khác nhau, chúng ta dần cô lập chính mình trong những suy nghĩ không hồi kết. Dần dà, những căn bệnh tâm lý đâm chồi, nảy nở trong tâm hồn chúng ta. Không khó để gặp những người mắc chứng rối loạn lo âu và căn bệnh trầm cảm. Nếu không hiểu rõ về hai chứng bệnh tâm lý này, việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Chứng rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu còn có tên gọi khác là rối nhiễu lo âu (tên tiếng Anh là: anxiety disorder). Khi mắc bệnh rối loạn lo âu, người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi quá mức không có lý do. Căn bệnh này thường bao gồm bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Người bệnh có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc.

Một số kiểu của chứng rối loạn lo âu thường gặp như:

  • Rối loạn lo âu do vấn đề sức khỏe
  • Rối loạn lo âu phân ly
  • Rối loạn lo âu toàn thể
  • Rối loạn hoảng sợ

Khi mắc bệnh rối loạn lo âu, người bệnh thường bồn chồn, sợ hãi phi lí. Ngoài ra, người bệnh thường vã mồ hôi, khó tập trung, bị mất ngủ, có nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, căn bệnh này còn khiến người bệnh hay hồi tưởng về quá khứ, thường xuyên tự trách bản thân, luôn sợ sai, không tự tin vào chính mình,…

chứng rối loạn lo âu

Bệnh trầm cảm là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh trầm cảm và chứng rối loạn lo âu. Trên thực tế, dù cùng là bệnh tâm lý nhưng hai căn bệnh này xuất phát bởi nguyên nhân khác nhau cũng như triệu chứng khác nhau. Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng. Người bệnh thường không có hứng thú với bất cứ thứ gì, luôn buồn bã, chán nản và không muốn làm gì hay chia sẻ với ai. Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh trầm cảm có thể gặp phải nhiều hệ lụy nghiêm trọng dẫn đến tính mạng người bệnh.

Rối loạn lo âu

Một số biểu hiện của bệnh trầm cảm có thể kể đến như:

  • Không có hứng thú với các sở thích trước đây
  • Tâm trạng tiêu cực, bi quan
  • Dễ bị kích động, lo lắng
  • Thường cảm thấy tội lỗi
  • Có tư tưởng muốn tự sát

Chứng rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm có giống nhau?

Trên thực tế, đây là hai căn bệnh tâm lý khác nhau. Khi mắc bệnh rối loạn lo âu, người bệnh luôn sống trong trạng thái hoang mang, lo sợ, hoảng hốt. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể chia sẻ suy nghĩ, lo lắng của mình với người thân xung quanh. Với chứng rối loạn lo âu, người ngoài có thể dễ dàng phát hiện bệnh qua các phản ứng của người bệnh.

Ngược lại, với bệnh trầm cảm, người bệnh thường có tâm lý im lặng, không muốn chia sẻ cùng bất kỳ ai. Điều này đã dẫn đến tình trạng không thể hoặc khó phát hiện bệnh và không điều trị kịp thời, gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.

chứng rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm không giống nhau

Tuy là hai căn bệnh khác nhau nhưng nhìn chung, nếu không trị dứt điểm thì người mắc bệnh trầm cảm hoặc người mắc chứng rối loạn lo âu đều có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, sức khỏe và thậm chí là tính mạng. Do đó, Mẹ&Con nhắn nhủ rằng, đừng chủ quan với những căn bệnh tâm lý này, bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.