Mẹ&Con - Nhiệt miệng, lở loét là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ gây khó chịu, đau rát, biếng ăn dẫn đến tình trạng sức khỏe và cân nặng giảm sút. Làm sao để khắc phục tình trạng này? Chỉ bằng những cách rất đơn giản thôi, mẹ áp dụng nhé! Chăm sóc bé bị loét miệng, nhiệt miệng Học cách chăm sóc miệng cho bé yêu Tại sao trẻ bị hôi miệng?

Khế chua

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng 6 dược liệu tự nhiên có sẵn 5

Khế chua – Ảnh rminh họa

Khế là một trong những bài thuốc đơn giản, lành tính dùng để chữa nhiệt miệng cho bé mà không hề gây ra tác dụng phụ. Mẹ có thể thực hiện bằng cách dùng 2 quả khế tươi, chua (khế chua có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn rất nhiều so với khế ngọt), giã nát rồi cho lên bếp, thêm một chút đường phèn, đổ ngập nước vào và đun sôi. Đợi đến khi nguội thì rót ra ly, cho bé ngậm và nuốt dần dần từng chút, từng chút một. Thực hiên 1 ngày khoảng 3 – 4 lần nhé.

Vỏ dưa hấu

Sau khi ăn hết phần thịt trái dưa hấu, bạn giữ lại phần vỏ và phơi khô, xắt khúc, đem sao vàng và tán thành bột, sau đó nhỏ thêm vài giọt mật ong, bôi vào chỗ miệng bị lở loét 2 lần/ngày, bé sẽ hết đau miệng. Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, mát, dùng để thanh nhiệt giải độc và điều trị các bệnh nóng trong.

Củ cải

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng 6 dược liệu tự nhiên có sẵn 6

Củ cải trắng – Ảnh minh họa

Sau khi mua củ cải trắng về, bạn chọn ra 2 -3 củ, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem giã lấy nước, pha thêm một chút nước sôi để nguội cho bé súc miệng sáng, trưa, tối. Khoảng 2 ngày sau là sẽ khỏi lở miệng.

Cà chua

Ngoài tác dụng nấu ăn và làm đẹp cho mẹ, cà chua còn có thể chữa nhiệt miệng cho bé rất hiệu quả đấy nhé. Chỉ với dụng cụ đơn giản là một chiếc máy ép, từ những quả cà chua sống mẹ có thể tạo thành dung dịch nước ép thơm ngon, mát lành. Cho bé sử dụng trong vòng hai ngày, bệnh nhiệt miệng sẽ vĩnh viễn không còn “đeo bám” bé yêu nữa.

Chất chát

Những loại trái cây có vị chát đặc trưng như trà xanh, trà đen đặc, lá húng chanh, quả sung, vỏ xoài… có tính sát trùng cao, giúp kháng lại các loại vi khuẩn, vi rút, khử mùi hôi khó chịu. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé ngậm một ngụm nước trà hoặc rau diếp cá thật đặc trong miệng 15 phút rồi nhổ ra. Chất chát giúp làm săn vùng da bị lở loét, giảm đau nhức, sưng tấy.

Mật ong

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng 6 dược liệu tự nhiên có sẵn 7

Mật ong thích hợp trong việc chữa trị cho bé trên 1 tuổi – Ảnh minh họa

Cách làm đơn giản nhất dành cho những bà mẹ… lười chăm con. Chỉ cần lấy một miếng bông gòn nhỏ, nhúng mật ong và nhét vào chỗ miệng đang bị sưng tấy vài phút. Trong dân gian gọi đây là “phương pháp kinh điển” chữa trị nhiệt miệng, lở loét vì dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc “đánh bại” hầu hết các loại nấm và vi khuẩn gây hại.

Cỏ nhọ nồi + rau ngót

Cỏ nhọ nồi (hay còn gọi là cỏ mực) thường mọc dại ở ven đường, có tính mát, giúp thanh nhiệt. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá cỏ nhọ nồi rửa sạch rồi giã lấy nước, cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong, dùng tăm bông thấm vào và bôi 2- 3 lần/ngày vào chỗ miệng đang sưng.

Tương tự như cỏ nhọ nồi, không chỉ chữa tưa lưỡi mà rau ngót còn “đánh bay” tình trạng lở miệng ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần hái một nắm rau có sẵn trong vườn nhà, rửa sạch và giã lấy nước, nhỏ thêm một thìa cà phê mật ong, dùng tăm bông thấm hỗn hợp rồi bôi vào chỗ miệng đang sưng của bé. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ngày trong vòng 2 ngày để đạt được kết quả tốt nhất nhé!

Nước nhọ nồi và nước rau ngót khi kết hợp với mật ong sẽ có hiệu quả cao hơn trong việc trị nhiệt miệng, lở loét cho bé. Hành động “song kiếm hợp bích” này không những có tính sát trùng mà còn có tính thẩm thấu, giúp hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn không có nơi trú ngự để phát triển.

Lưu ý: Bé dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc với độc tố botulium có trong trong mật ong sẽ xảy ra nguy cơ cao bị ngộ độc, vì vậy bạn chỉ nên dùng mật ong chữa nhiệt miệng đối với bé trên 1 tổi thôi nhé!

Tags:

Bài viết liên quan