Mẹ&Con - Bé có thể bắt đầu làm quen với dầu ăn khi nào? Nêm dầu ăn bao nhiêu là đủ? Nêm sao cho dầu ăn không bị mất chất? Mẹ tham khảo bài viết này để trang bị cho mình những kiến thức thật hữu ích với chuyện chọn dầu ăn cho bé nhé!

Mỗi loại dầu ăn thường có ưu điểm riêng. Vì vậy, mẹ có thể dùng xen kẽ các loại dầu ăn khác nhau để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ.

Dầu ăn nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và ôxy, vì vậy, nên để dầu ăn ở nơi thoáng, mát, khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chai dầu.

Chọn dầu ăn cho bé hãy nhớ những điều này 5

Một số loại dầu ăn hơi “đặc biệt” như dầu cá hồi, dầu ô liu, mẹ chỉ nên cho vào các món ăn sau khi đã múc thức ăn ra bát và để nguội khoảng 50 độ C. Dầu vừng nên cho vào món ăn ấm nóng sau khi đã tắt bếp. Tránh cho dầu vào món ăn đang sôi trên bếp vì sẽ làm mất đi công dụng. Với dầu gấc, khi món ăn chín, bạn có thể thêm 1 muỗng cà phê dầu gấc vào món ăn, trộn đều, để nguội rồi cho bé ăn.

Bên cạnh dầu ăn, những thực phẩm khác như váng sữa, phô mai, quả bơ, sữa, trứng gà, các loại hạt… cũng là những thực phẩm bổ sung có lợi cho sức khỏe của bé, nhờ hàm lượng cao các chất béo chưa bão hòa giúp loại bỏ các cholesterol xấu, tăng sản xuất cholesterol tốt.

* Mẹo cho mẹ:

Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài muỗng cà phê dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào…).

Mẹ cũng có thể cho bé ăn sinh tố bơ, quả bơ cắt thành từng miếng nhỏ trộn với sữa, phết một ít bơ đậu phộng lên bánh mì cho bé ăn xế, bổ sung cho bé sữa tươi không gạn béo, phô mai…

Cung cấp đủ nhưng đừng “lạm dụng”!

Chọn dầu ăn cho bé hãy nhớ những điều này 6

Kể cả với những loại dầu ăn được đánh giá rất tốt, rất cần cho trẻ như dầu ô liu, bạn cũng chỉ nên cung cấp lượng vừa phải. Chẳng hạn một chén cháo hoặc bột của bé chỉ nên cho một muỗng cà phê dầu ô liu. Cho quá nhiều dầu ăn có thể gây tiêu chảy cho bé và khiến bé “sợ” luôn cả mùi vị món ăn.

Khi nào bé có thể làm quen với dầu ăn?

6 tháng tuổi, khi bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ, bé đã có thể bắt đầu làm quen với các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu mè, dầu ô liu, dầu hướng dương… Bạn nên cho bé ăn nhiều loại dầu ăn khác nhau, để bé làm quen với mùi vị phong phú cũng như được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần cho cơ thể. Nguyên tắc làm quen với dầu ăn cũng giống như các món khác: Từ rất ít đến tăng dần, cho đến khi đạt nhu cầu chất béo được khuyến cáo trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Không nên tái sử dụng dầu ăn

Chọn dầu ăn cho bé hãy nhớ những điều này 7

Khi sử dụng dầu ăn để chiên, rán (chiên chả giò, chiên cá, chiên bánh phồng tôm…), ở nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ bị biến đổi, sinh ra độc tố. Mẹ không nên dùng đi dùng lại, tận dụng dầu đã chiên để chiên, rán lại nhiều lần. Hạn chế mua cho con các loại thực phẩm chiên, rán bán sẵn ngoài chợ như đậu hũ chiên, khoai lang chiên, chuối chiên…, vì dầu ăn được sử dụng ở những điểm bán này thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (dầu bẩn), lại thường dùng chiên đi chiên lại nhiều lần, rất hại cho sức khỏe của bé. Tuyệt đối không mua các loại dầu ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé dùng.

Lượng dầu ăn sử dụng hàng ngày cho trẻ

– Dưới 2 tuổi: Lượng chất béo trong khẩu phần ăn lúc này chiếm tỉ lệ khá nhiều, có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn. Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món chiên xào. Vì vậy, trong 1 chén bột/cháo/súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.

– Sau 2 tuổi: Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Thức ăn của trẻ thường phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn, kể cả về các loại chất béo. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc. Nếu trẻ gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, nên bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần và ngược lại.

* Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý bỏ hẳn dầu ăn trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mà không có hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Chỉ điều chỉnh giảm chất béo một cách rõ rệt nếu bác sĩ chỉ định điều này (bé có bệnh lý, bé bị thừa cân, béo phì…).

Tags:

Bài viết liên quan