Mẹ và Con - Mẹ lo lắng khi thấy trẻ ăn vặt? Nhiều bố mẹ thường cấm trẻ ăn vặt vì lo lắng việc này sẽ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, liệu thực tế có giống như những gì mà phụ huynh lo nghĩ? Cùng tìm hiểu ngay!

Trẻ ăn vặt trước mỗi bữa ăn là điều khó tránh khỏi dù ba mẹ có tìm mọi cách ngăn cản. Thực tế, ăn vặt ở mức độ vừa phải có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bữa chính hàng ngày của bé. Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của việc ăn vặt ở trẻ nhỏ nhé!

Lợi ích khi cho con ăn vặt

Các bậc phụ huynh ở Việt Nam thường không cho con ăn vặt trước mỗi bữa vì sợ con không ăn được cơm. Tuy nhiên, ăn vặt lại đóng vai trò bổ trợ cho bữa chính. 

Những bữa ăn vặt là những trải nghiệm

Hầu như khi vào bữa ăn, bé thường được cho ăn bằng thìa (muỗng). Trong khi đó, ăn vặt là cơ hội cho con tự tay cầm nắm những mẩu bánh, kẹo đưa vào miệng. Đây là một trong những trải nghiệm tiếp xúc tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ. 

Giúp lấp đầy khoảng trống trong bụng bé

Trẻ con thường ăn ít, nhanh no nên cũng dễ đói nên không thể nào chờ trong một quãng thời gian dài như người lớn. Do đó, những cữ ăn vặt là điều rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu lấp no bụng. Thêm nữa, chỉ ba bữa ăn chính mỗi ngày chưa thực sự cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Nên cần sự trợ giúp của những bữa ăn vặt. 

Thỏa mãn nhu cầu của bé

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bỏ mọi thứ nhặt được và cho vào miệng nếm thử. Ăn vặt là cơ hội để bé thoải mãn sự tò mò này và tăng thêm nhiều trải nghiệm cho vị giác. 

cho trẻ ăn vặt

Giúp việc cai sữa trở nên nhẹ nhàng hơn

Nếu ba mẹ không khuyến khích ăn vặt ở trẻ nhỏ thì ngoài các bữa chính, bé sẽ chỉ bú sữa mẹ hoặc bú bình. Tuy nhiên, nếu ba mẹ dặm cho con thêm những món nhẹ, bé sẽ dần giảm nhu cầu bú mẹ cho tới khi cai sữa hoàn toàn. 

Những lưu ý khi cho con ăn vặt

Ăn vặt đúng cách sẽ giúp con phát triển và có thêm nhiều trải nghiệm. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát bé thì việc ăn vặt sẽ khiến con bỏ cơm, bỏ bữa thường xuyên. Do vậy, để gặt hái được những lợi ích kể trên,  ba mẹ cần lưu ý: 

Ăn vặt đúng thời điểm

Những bữa ăn vặt quá gần bữa chính sẽ ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng của bé với bữa ăn. Hãy sắp xếp một thời gian biểu cụ thể cho con ăn vặt để tránh vấp phải vấn đề nêu trên. 

Hơn nữa, việc ăn vặt thường xuyên, không có thời gian biểu sẽ khiến bé quen với việc luôn phải có thứ gì trong miệng. Điều này có thể khiến bé ngậm thức ăn trong miệng, dẫn tới sâu răng. 

Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ nếu các bữa bị trễ hơn so với bình thường thì việc sắp xếp cho con ăn vặt sát bữa là điều không thể tránh khỏi. Song cần hạn chế việc ăn uống vô kỷ luật như vậy và bạn phải nói với con về lý do con được ăn giờ này ngày hôm nay nhé!

Ăn vặt cần có lý do chính đáng

Ngoài những giờ ăn vặt theo thời gian biểu thì bé hoàn toàn có thể đòi hoặc xin ba mẹ thêm vào những giờ khác. Lúc này ba mẹ có thể tùy cơ ứng biến, xem xét về lý do để cho con ăn thêm hay không. Nếu đó là việc tốt thì ba mẹ có thể khen thưởng con bằng món ăn nhẹ yêu thích. 

Ăn vặt đúng nơi

Những bữa ăn vặt ở trẻ nhỏ cũng nên được chăm chút như những bữa ăn chính. Vì lý do an toàn, hãy để con ngồi vào bàn ăn của mình. Tất nhiên, nếu ba mẹ và bé đang ở bên ngoài hoặc ngồi xe nôi và thời điểm ăn nhẹ đã tới thì bạn có thể cho con ăn ngay tại chỗ. Tránh để con vừa ăn vừa chạy nhảy nô đùa vì có thể khiến con bị hóc hoặc nghẹn. 

ăn vặt đúng cách

Gợi ý các món ăn vặt bổ dưỡng tại nhà

Khi nhắc tới ăn vặt thì ba mẹ thường chỉ nghĩ tới các món bánh kẹo, bim bim…không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể tự làm các món ăn tốt cho trẻ ngay tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý món ăn vặt bổ dưỡng dễ làm để bạn tham khảo

Bánh chuối

Bánh chuối là món ăn cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng cho bé. Chuối là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients. Chuối là loại quả giúp bé tránh được chứng “táo bón” cực lành tính.

Nguyên liệu:

  • 1 quả chuối
  • 60ml sữa
  • Bột quế
  • 1-2 lát bánh mì gối

Cách làm:

  • Trộn chuối, 60ml sữa và bột quế vào bát tô rồi nghiền, trộn cho đến khi hỗn hợp mịn.
  • Bánh mì cắt thành từng miếng hình chữ nhật nhỏ vừa ăn, sau đó nhúng vào hỗn hợp vừa tạo được.
  • Đun nóng chảo, cho bánh mì vào chiên 1-2 phút mỗi mặt, vậy là đã xong

Bánh sữa chua 

Bánh sữa chua là món ăn vặt ngậy ngậy, ngọt ngọt mà bé nào cũng thích. Đây là một món ăn vặt cho bé vừa dễ làm, vừa thơm ngon!

Nguyên liệu:

  • 8 miếng bánh phô mai con bò cười 
  • 6 thìa cafe sữa chua không đường 
  • 2 thìa cafe sữa đặc ông thọ 
  • Bánh mì sandwich

Cách làm:

  • Dùng thìa tán thật nhuyễn phô mai trong bát. Càng tán nhuyễn, mịn thì nhân càng ngon 
  • Cho sữa chua, sữa đặc vào phô mai đã tán nhuyễn mịn vào đảo thật đều cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất, sánh quyện.
  • Cắt bỏ phần rìa ngoài bánh sandwich, cán mỏng ruột bánh. Khi cán, miết mạnh tay phần mép. Gấp đôi miếng bánh lại, thấm 1 ít  sữa tươi vào 2 phần mép ngoài của miếng bánh rồi ép lại.
  • Tiếp đó, dùng dĩa miết mạnh tay phần rìa cho kín 2 đầu, chừa lại 1 đầu để cho nhân bánh vào. 
  • Đổ hỗn hợp sữa chua phô mai trên vào vỏ bánh mì đã làm ở trên sao cho đầy.
  • Cuối cùng, dùng nĩa ấn miệng túi bánh lại cho dính vào nhau. 

Sữa chua hoa quả

Sữa chua hoa quả cũng là một trong các món ăn tốt cho trẻ. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của các bé. Sữa chua kết hợp với hoa quả là một sự kết hợp hoàn hảo cho bữa chiều của bé. Mẹ có thể chọn những loại hoa quả bé thích để thêm vào nhé!

sữa chua hoa quả

Nguyên liệu: 

  • Các loại trái cây tùy theo ý thích của bé
  • 2 hộp sữa chua
  • 1 lít Sữa tươi không đường
  • 200g Sữa đặc
  • Đường (không cần cũng được)

Cách làm: 

  • Đun sôi sữa tươi cùng 200g sữa đặc vào khuấy nhẹ, đều tay.
  • Khi sữa đặc đã hòa tan cùng sữa tươi, có thể thêm đường nếu bé thích ăn ngọt và đun tới khi hỗn hợp hơi sủi bọt.
  • Tắt bếp và để nguội trong khoảng 30 phút.
  • Sau đó cho 2 hộp sữa chua vào cùng rồi khuấy đều.
  • Để ủ sữa chua
  • Đặt sữa chua vào các thùng xốp có chứa nước ấm sao cho nước ngập khoảng 1/3 chai thì đậy nắp thùng lại và để 8 tiếng.
  • Về phần hóa quả, mẹ hãy lấy phần thịt quả rồi xay ra, đun sôi. 
  • Tiếp đó, mẹ thêm một chút đường vừa đủ, đun nhỏ lửa, khuấy đều sao cho hỗn hợp sệt lại.
  • Khi sữa chua ăn được, mẹ cho xốt hoa quả lên là dùng được ngay rồi!

Bánh mâm xôi dừa

Trong quả mâm xôi dồi dào vitamin C, trong dừa khô thì có selen kích thích cơ thể trẻ sản xuất selenoprotein giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hai loại thực phẩm này kết hợp sẽ tạo ra món ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho bé.

Nguyên liệu: 

  • 110g yến mạch
  • 56g bột hạnh nhân
  • 28g dừa khô không ngọt
  • 134g quả mâm xôi đông lạnh được rã đông và nghiền
  • 10g muỗng canh dầu dừa

Cách làm: 

  • Cho yến mạch, bột hạnh nhân, dừa khô, mâm xôi và dầu dừa vào chung một bát tô và trộn đều.
  • Lấy một lượng vừa đủ và nặn thành những viên bánh tròn nhỏ xinh 
  • Bỏ vào hộp và bảo quản trong tủ lạnh 

Bánh quy bơ 

Các món ăn tốt cho trẻ không thể thiếu bánh quy bơ đâu nhé ba mẹ. Một món ăn cực kỳ được trẻ nhỏ yêu thích dù ở độ tuổi nào. Đặc biệt, với những bé thích cầm nắm thì bánh quy bơ là một lựa chọn rất thú vị và ngọt ngào. 

Nguyên liệu: 

  • 500g bột mì
  • 100g bơ nhạt
  • 300g đường cát
  • 2 quả trứng gà
  • 100ml sữa tươi
  • 1 muỗng cà phê vani

Cách làm: 

  • Trộn bơ với đường cho đến khi bơ và đường hòa quyện vào nhau.
  • Cho trứng gà, sữa tươi và vani vào đánh tan đều để có hỗn hợp bơ sữa.
  • Cho từ từ bột mì vào trong hỗn hợp bơ sữa (nên dùng cái rây để rây bột). Sau đó, nhào nặn đến khi bột mịn, dẻo và không dính vào tay.
  • Bột đã nhào xong thì mẹ đem để ra mặt phẳng sạch và cán bột thành mảng bột mỏng từ khoảng 3-5mm. 
  • Dùng khuôn tạo hình để cắt tạo hình cho bánh thêm hấp dẫn 
  • Đem bánh đã được tạo hình đi nướng ở 180°C khoảng 15-20 phút là chín. 

bánh quy bơ

Ăn vặt với các món ăn tốt cho sức khỏe không chỉ giúp bé có thêm dinh dưỡng mà bé còn tạo niềm hứng khởi cho bé mỗi khi tới giờ ăn. Ba mẹ đừng quá “nghiêm khắc” khi bé đòi ăn vặt, thay vào đó, hãy lập một thời gian biểu cụ thể để kiểm soát việc ăn vặt ở trẻ nhỏ nhé! 

Bài viết liên quan