Mẹ&Con - “Ít nhất thì anh cũng ngủ cùng con, thức cùng con. Nhiều ông bố khác không thức đêm trông con đâu nhé, nên em hãy cảm thấy thật hạnh phúc vì có người chồng như anh đi!” Tiết lộ bí quyết chăm con của một ông bố tuyệt vời Khi các ông bố làm… mẹ Bí quyết dạy trẻ của ông bố Mỹ có 12 con vào đại học

Sau khi con chào đời, không chỉ các mẹ cảm thấy giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn mà các bố cũng vậy. Tập làm quen với tiếng trẻ con quấy khóc, tiếng dỗ dành, vỗ về của người lớn; thậm chí quen với việc thức trắng đêm. 

Clint Edwards là một người bố như thế: ngủ cùng con, thức cùng con – chừng đó đã đủ để chứng minh anh yêu con tới mức nào. Mới đây, Clint đã gửi một lời nhắn có vẻ “trách móc” trên trang cá nhân của mình tới vợ và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều cha mẹ. Lý do gì khiến cho chia sẻ đó trở nên “nóng” như vậy, bạn có thể đọc nó ngay sau đây.

“Trong đêm thức trắng trông con, tôi nói với vợ: “Ít nhất thì anh cũng ngủ cùng con, thức cùng con. Nhiều ông bố khác không làm được như thế đâu nhé, nên em hãy cảm thấy thật hạnh phúc vì có người chồng như anh đi!”

Nhưng thú thật tôi thấy khá mệt. Và có cảm giác hơi tội lỗi về lời mình vừa nói, liệu tôi có là người bố tốt?

Giờ đã là 7h sáng. Vợ tôi, Mel đang nghỉ một chút. Cô ấy dựa lưng vào ghế, đặt bé con Aspen ngủ trên đùi, đôi mắt đỏ mệt mỏi vì thiếu ngủ và tóc cột đuôi ngựa rối bù. Rồi Mel bế con gần mình hơn như thể hiểu rõ điều tôi vừa nói. Tôi nóng lòng chờ cô ấy đồng ý với mình bởi đôi lúc cả hai đã đề cập tới những ông bố mình biết: không thức đêm trông con bởi cho rằng đó là việc của các bà vợ.

Nhưng cô ấy không đáp ứng kỳ vọng của tôi, ngồi vắt chéo chân, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Em muốn anh ngừng nói về bản thân mình”.

Có lẽ thời gian này Mel quá bận bịu với mọi thứ: học cả ngày ở trường, chăm sóc ba đứa trẻ, làm tình nguyện viên giáo dục. Cô ấy ngồi hàng giờ bên bàn ăn lạch cạch gõ máy tính, bên phải là chồng sách, bên trái là (ít nhất một) con đang kéo quần làm nũng. 

Tôi biết là cô ấy có những quy tắc riêng cho chuyện học hành  nhưng dù tôi có hăng hái giúp đỡ thì cô ấy vẫn liên tục phàn nàn về “áp lực” giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ mà không đề cập tới việc tôi đưa bọn trẻ tới bác sỹ, nấu ăn, chơi thể thao cùng chúng hay những hoạt động ngoại khóa khác, tắm rửa, dạy dỗ cách ứng xử nơi công cộng. 

Cô ấy càng áp lực hơn khi là một bà mẹ sinh viên cũng như chỗ dựa cho bọn trẻ. Nhưng tôi cũng chỉ làm việc của mình là: tăng thêm sự lạc quan cho vợ bằng cách nhấn mạnh vào nghĩa vụ của một người cha: giúp vợ thức đêm trông con.

chia-se-thu-vi-va-de-thuong-cua-ong-bo-tre-thuc-dem-cham-con-giup-vo

Đánh đổi giấc ngủ đêm để chăm con quả là một thử thách “khó nhằn” với bất cứ cha mẹ nào

Thực tình tôi không nghĩ tới bất cứ điều gì cả. Tôi chỉ muốn vợ công nhận tôi đã cố gắng vun đắp cho tổ ấm này như thế nào. Là một người cha, tôi thường cảm thấy mình phải làm điều gì đó cho gia đình như: dựng trại cho các con chơi; tan làm về nhà dọn dẹp, đêm thức dậy trông con thay cho vợ hoặc làm những việc lặt vặt khác. Nhưng dù lý do là gì, tôi vẫn thấy đáng lẽ mình nên nhận được sự chú ý đặc biệt vì làm việc giống như một bà mẹ trong nhiều năm qua.

Mặc chiếc áo trông hơi nhăn nhúm, tay phải cầm túi đựng đồ ăn trưa, tôi dừng lại và tự nhủ: “Vì sao cơ chứ? Rõ ràng là mình đúng mà. Mình làm được khối thứ hơn những ông bố khác. Mình thật tuyệt vời”.

Mel đang đứng bế con. Hai đứa lớn hơn vẫn ngủ, chúng tôi thầm thì: “ Anh khiến em thấy chúng ta không thực sự hợp tác, mà đó là anh muốn thể hiện cho em xem. Đây là con chúng ta mà!”

Chúng tôi đi đi lại lại quanh nhà một lúc. Vợ tôi nói cô ấy đánh giá cao những gì tôi làm cho gia đình này, nhưng cô không đồng tình với cách tôi cư xử như thể tôi làm được điều gì đó vĩ đại lắm, trong khi thật ra tôi chỉ làm những gì mà một ông bố nên làm thôi.

Ngay lập tức tôi cảm thấy bực mình. Tôi muốn đưa ngay cho cô ấy danh sách những ông bố khác mà chúng tôi biết, gia đình, bạn bè – những người vẫn luôn có thành kiến về phân biệt giới tính. Tôi muốn hét lên thật to, nhưng trong một phút  dằn lòng lại, nghĩ về những cảm xúc của mình, tôi nhận thấy điều tốt nhất nên làm là rời đi trước khi nói ra những điều không hay.

Tôi quay lại phòng làm việc mà không nói một lời nào.

Hôm sau, tôi lái xe tới chỗ làm trong tâm trạng không thoải mái.

Tôi tự nói với bản thân mình khoảng 20-30 phút khi nghĩ về lần gần đây nhất mình rửa bát. Tôi đã cho rằng mình nên nhận được lời tán dương hay “huân chương chiến công” nhưng lại tự hỏi, tự trả lời: “Vì sao mình phải rửa chứ? – À, bởi vì mình cũng ăn mà!”. 

Miên man nghĩ tới chuyện hút bụi thảm, giặt giũ, phơi phóng, bất giác giật mình nhận ra bản thân cũng có những kỳ vọng về công việc nhà như vợ. Suy nghĩ Mel mới là người hiểu rõ nhất, chịu trách nhiệm nhiều nhất về việc nhà, bọn trẻ khiến tôi thêm hiểu về ý nghĩa hai từ “gia đình”. Và những phần đóng góp của tôi như việc thức đêm trông con không thể so sánh được với việc cô ấy làm.

Tôi đỗ xe lại, đi bộ vào cơ quan, cảm thấy mình thật kém cỏi.

Tôi gọi cho Mel và xin lỗi: “ Em nói đúng. Đây là cuộc sống gia đình và anh không nên hành động như thể anh làm được điều gì quá to lớn như  chuyện thức khuya trông con. Anh sẽ thay đổi, em à”.

Mel lặng im một chốc, rồi nói: “Cảm ơn anh”.

Clint Edwards là ông bố của ba “nhóc tì” rất đáng yêu sống tại Oregon, Mỹ. Con trai lớn của anh thích chơi điện tử còn con gái thứ hai thích mặc đồ công chúa. Khi Clint 9 tuổi, bố anh bỏ nhà ra đi. 

Không có những ký ức tươi đẹp với bố, anh đã học cách trở thành một người chồng, người cha thông qua cách “hành trình” thử nghiệm và mắc sai lầm. Bạn có thể tìm đọc “cuộc hành trình” đó qua bài viết “No Idea What I’m Doing: A Daddy Blog” (tạm dịch: “Nhật ký của một ông bố: Tôi không biết mình đang làm gì? )

 

Tags:

Bài viết liên quan