Mẹ&Con - Chiếc răng sữa của bé thường nhú lên lúc 6 – 8 tháng tuổi nhưng có nhiều trẻ sau 8 tháng vẫn chưa có chiếc răng nào. Trên thực tế, số lượng răngcó thể là một trong những dấu hiệu theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ. 5 cách để bé thích đánh răng Chăm sóc răng sữa cho con Những vấn đề răng miệng khi mang thai

Nếu bé yêu của bạn rơi vào trường hợp mọc răng quá chậm so với các bé cùng lứa tuổi, hãy tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết này nhé!

 Trẻ chậm mọc răng, do đâu?

Dưới đây là một số lý do phổ biến lý giải cho nguyên nhân chậm mọc răng của trẻ:

che-do-dinh-duong-cho-be-cham-moc-rang

 

Yếu tố di truyền

Nếu vợ chồng bạn cũng có “tiền sử” chậm mọc răng thì đừng quá lo lắng khi bé yêu cũng chưa nhú chiếc răng nào dù đã hơn 8 tháng nhé. Con cái thường thừa hưởng những đặc điểm về hình dáng lẫn cấu trúc bên trong của ba mẹ mà.

Thiếu canxi và vitamin D

Đây là hai chất cần thiết, ảnh hưởng đến việc bé mọc răng sớm hay muộn. Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm răng. Vitamin D có chức năng hỗ trợ cơ thể hấp thu can-xi, rất cần thiết cho quá trình tạo xương và mọc răng của bé. Chính vì vậy, sự thiếu hụt vitamin D có thể là lý do làm trẻ chậm mọc răng. Những trẻ sinh non tháng cũng thường bị thiếu vitamin D một cách tự nhiên.Có 2 nguồn cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%). 

Trẻ ăn uống không đủ chất

Thực tế cho thấy những trẻ được ăn uống đầy đủ chất sẽ mọc răng sớm hơn những trẻ có chế độ ăn nghèo nàn. Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì nguồn dưỡng chất dồi dào trong sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ.

Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn cần đảm bảo khẩu phần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm tinh bột, chất đạm, rau củ và chất béo. Thiếu vitamin D và can-xi cũng có thể làm bé chậm mọc răng hơn bình thường.

che-do-dinh-duong-cho-be-cham-moc-rang

Tuyến giáp hoạt động yếu kém

Nếu trẻ chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần thì được xem là hiện tượng sinh lý, bạn không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc chậm mọc răng có thể là hiện tượng bệnh lý như do tình trạng suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Đây không chỉ là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ béo phì, chậm biết đi mà còn kiềm hãm việc mọc răng sớm của trẻ. Vì vậy, nếu con yêu gặp trường hợp này thì bạn nên sớm đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.

Ngăn ngừa tình trạng này bằng cách nào?

– Trong suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú, mẹ phải ăn uống đủ chất, thường xuyên tắm nắng, tránh tình trạng kiêng cữ quá mức.

– Nên cho trẻ tắm nắng trước 8h, từ 15-20 phút mỗi ngày để trẻ hấp thụ vitamin D.

– Cho trẻ bú sữa mẹ, đối với những bé bú sữa ngoài, bạn không nên pha sữa với nước hầm xương, nước khoáng vì sẽ làm giảm hấp thu canxi.

– Nếu muốn bổ sung canxi và vitamin D bằng thuốc thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, tránh tự ý bổ sung vì có nguy cơ gây ra những hậu quả ngoài ý muốn.

– Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm thì bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ.

– Không nên cho trẻ ăn uống đồ lạnh nhiều.

– Trường hợp trẻ chậm mọc răng do còi xương thì bạn nên tăng cường những thức ăn giàu dinh dưỡng như sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), thức ăn động vật, chất béo…

che-do-dinh-duong-cho-be-cham-moc-rang

Khi nào trẻ cần đi khám?

Nếu sau 13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì bạn nên đưa con đến bệnh viện nhi để kiểm tra. Trong phần lớn các trường hợp, bạn chỉ cần kiên nhẫn với con hơn một chút vì có thể, bé sẽ phát triển theo cách của riêng mình và chắc chắn, răng sẽ mọc dù có hơi chậm một ít.

Tags:

Bài viết liên quan