Mẹ&Con - Mang thai, chắc chắn vòng một của bạn sẽ xuất hiện nhiều thay đổi. Đó là những bước chuẩn bị thú vị cho sự chào đời của bé. Làm thế nào để chăm sóc vòng một tốt nhất, bạn đã biết chưa? Mẹ đã mặc áo ngực đúng cách? Mẹ giặt áo ngực đúng cách chưa? 4 sai lầm khiến ngực xuống cấp sau khi sinh

Thay đổi…

Bạn nên…

Dưới tác động của hormone, ngực bà bầu sẽ trở nên mềm đi và rất nhạy cảm. Đầu ti và quầng vú lớn hơn đồng thời trở nên sậm màu do sự thay đổi sắc tố da.

Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu thay đổi đầu tiên ở ngực, bạn nên tìm mua cho mình những chiếc áo ngực mới, có độ nâng đỡ tốt.

Cách chọn áo ngực:

– Chọn áo có độ nâng đỡ tốt.

– Quả của áo ngực cần phải có đủ độ sâu để nâng đỡ toàn bộ vòng 1.

– Dây quai áo ngực có bản rộng, giúp cho bạn không bị đau vai.

– Chọn mua loại áo có thể điều chỉnh được độ rộng (những loại áo cài đằng sau sẽ thoải mái hơn loại cài đằng trước).

– Tránh áo ngực có gọng bằng kim loại.

Những sọc sẫm màu xuất hiện, chạy dọc theo bầu ngực vì cơ thể tăng lượng máu tới bầu ngực. Những tuyến nhỏ ở vùng da bao quanh đầu ti nổi lên rõ rệt.

Hormone trong cơ thể bạn đang chuẩn bị cho việc tiết sữa. Các tuyến sữa lớn dần và căng lên bởi lượng sữa chứa trong đó. Tất cả những điều này khiến ngực bạn nhạy cảm hơn, đặc biệt là đầu vú.

Chắc chắn vòng 1 sẽ tăng kích cỡ. Ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, vòng 1 đã bắt đầu tăng kích cỡ, thậm chí đến khi sinh nở, kích cỡ của vòng 1 có thể tăng lên tới 2-3 áo ngực.

Đón nhận điều này một cách bình thường. Lý do của việc tăng kích cỡ vòng một là để chuẩn bị sẵn sàng cho việc “sản xuất” sữa, theo đó, các lớp chất béo được tăng lên, lưu thông máu cũng tăng, các tế bào tham gia tạo sữa cũng nhân lên rất nhiều lần…

Đôi khi vòng 1 có cảm giác ngứa ngáy, mặc dù bạn thường xuyên tắm rửa sạch sẽ.

Sự khó chịu này thực ra không liên quan gì lắm đến việc vệ sinh cơ thể. Đơn giản là do vòng 1 gia tăng kích cỡ, vùng da tại đây căng ra với tốc độ khá nhanh, điều này khiến cho thai phụ đôi lúc có cảm giác ngứa ngáy. Bạn chỉ cần kiên trì chịu đựng, có thể dùng khăn ấm đắp để “chi phối” bớt cảm giác ngứa. Có thể tìm mua một loại kem bôi dành cho phụ nữ mang thai, giúp cho da đàn hồi tốt hơn, mềm mại hơn và bớt cảm giác ngứa. Báo cho bác sĩ biết khi bạn thấy ngứa quá nhiều.

Đầu ti trở nên… đen kịt, mất hẳn sự hấp dẫn hồng hào vốn có. Chung quanh chi chít các mạch máu “chăng tơ”.

Hiểu rõ những thay đổi của mình và không cần làm gì để “cải thiện” cả. Việc mạch máu nổi như “tơ nhện” là do sự gia tăng nhu cầu máu của cơ thể khiến cho sự lưu thông máu tăng; màu sắc của núm vú sậm lại do thay đổi của hormone, nó cũng sẽ giúp em bé tìm “ti mẹ” dễ dàng hơn.

Ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, ngực bạn có thể bắt đầu tiết ra sữa non. Đây là loại sữa loãng và ngọt, rất dễ tiêu hóa. Lúc đầu sữa hơi sánh và có màu vàng, khi ngày sinh đến gần, sữa nhạt màu hơn và gần như không màu. Bé sơ sinh sẽ bú loại sữa này trước khi bầu vú của bạn xuống sữa.

Sữa non có thể tiết ra bất kỳ lúc nào, nhất là khi bạn massage ngực. Không cần thiết phải lo lắng về vấn đề này. Cũng không cần băn khoăn khi bạn chờ mãi chẳng thấy sữa non. Đến lúc sau sinh, sữa sẽ về. Không có sữa non ở cuối thai kỳ không có nghĩa là bạn sẽ “thiếu sữa” sau này nhé!

Bạn cũng cần giữ cho vòng 1 luôn khô ráo và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm nhiễm. Nếu sữa non tiết ra quá thường xuyên, bạn có thể dùng miếng hút thấm sữa để tránh bị ảnh hưởng tới lớp áo bên ngoài.

Có thể xuất hiện những cục u trong ngực (do ống dẫn sữa bị tắc). Những chỗ u này màu đỏ, cứng và rất nhạy nếu chạm vào.

Xả nước ấm từ vòi hoa sen hay ấp một cái khăn ấm lên ngực, kết hợp với massage sẽ làm giảm những cảm giác đau tắc nếu có.

Bạn cũng nên theo dõi kỹ những cục, u xuất hiện ở vòng một của mình (sự thay đổi về kích thước, đau hay không đau, có dấu hiệu khác lạ nào không…). Nên trao đổi với bác sĩ để theo dõi kỹ vòng một khi mang thai, đặc biệt nếu gia đình có người đã bị ung thư vú.

Tăng kích cỡ tối đa ở cuối thai kỳ. Nhìn vòng một của mình lúc này, có khi chính bạn còn… không tin được!!!

Khi đi ngủ, bạn có thể chọn loại áo ngực thoải mái hơn. Có thể dùng một chiếc gối nhỏ, mềm để đỡ ngực khi ngủ vào giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc vòng 1 tăng kích cỡ tối đa.

Chăm sóc vòng một khi "bầu bí" 4

Phương pháp giảm đau ngực khi mang thai

– Thay đổi cách ăn uống: Giảm chất béo, tăng rau cải, trái cây, gạo và đậu. Cách ăn uống này làm giảm oestrogen, nguyên nhân chính tạo nên sự đau đớn.

– Đừng để lên cân quá nhiều: Mức độ đau ngực tỷ lệ thuận với độ béo. Chất mỡ quá nhiều trong cơ thể có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất và dự trữ kích thích tố oestrogen.

– Dùng các vitamin theo chỉ định của bác sĩ, hoặc ăn uống các loại trái cây, rau củ chứa viatmin tự nhiên: Chất prolactin cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chứng đau ngực. Muốn ngăn chặn sự phát triển của chất này, bạn nên uống các vitamin B, C.

– Giảm ăn muối: Chất muối có thể làm nặng hơn hiện tượng sưng nề. Cố gắng giảm lượng muối lại, bạn sẽ ít đau hơn.

– Lạnh và nóng: Đây là phương pháp thần kỳ có thể làm dịu đi bất cứ chứng đau nhức nào. Dùng nước đá bọc trong bao plastic rồi đắp lên chỗ đau qua một lớp khăn lông chừng 5-10 phút; kế đó thay bằng một khăn lông nhúng nước nóng vắt khô chừng 5 phút, rồi trở lại lạnh. Làm như vậy nhiều lần trong ngày có thể xoa dịu sự đau đớn. 

Tags:

Bài viết liên quan