Mẹ&Con - Do bất cẩn của tôi, con gái 2 tuổi rưỡi bị bỏng vùng chân trái (từ đầu gối trở xuống) vì đổ tô cháo nóng lên chân. Tôi đã đưa bé đến bệnh viện và được sơ cứu, băng lại. Nhưng tôi lo vết bỏng khi phồng rộp lên có thể để lại sẹo ở vùng chân... Cậu bé 6 tuổi bị bỏng nặng vì lao vào lửa cứu ông Bồng con nấu ăn, 2 mẹ con bị bỏng nặng Những điều cần làm ngay khi con bị bỏng

Do bất cẩn của tôi, con gái 2 tuổi rưỡi bị bỏng vùng chân trái (từ đầu gối trở xuống) vì đổ tô cháo nóng lên chân. Tôi đã đưa bé đến bệnh viện và được sơ cứu, băng lại. Nhưng tôi lo vết bỏng khi phồng rộp lên có thể để lại sẹo ở vùng chân. Xin hướng dẫn tôi cách chăm sóc tốt nhất cho vết bỏng để bé không đau đớn và không bị sẹo sau này.   

Trần Lê Trâm Anh
(Quận 2)

 chuyen gia mevacon

Bỏng da ở trẻ em là tình trạng tổn thương da và mô mềm do tiếp cận với chất cháy, chất nóng (nước sôi, cháo nóng…). So với người lớn, bỏng trẻ em thường lâu lành và dễ đưa đến co rút, biến dạng sau khi lành, gây di chứng kéo dài. Nhiều trường hợp bỏng nhẹ nhưng do xử trí ban đầu, chăm sóc tại nhà không đúng làm vết bỏng sâu hơn, trở thành nặng hơn, biến chứng nhiễm trùng. Chính vì vậy, bạn buộc phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, để chăm sóc trẻ đúng cách.

Để chăm sóc trẻ bị bỏng, mẹ tuyệt đối không tự bôi kem đánh răng, nước mắm, dầu hôi hay bất kỳ chất gì không rõ nguồn gốc lên vết bỏng của trẻ. Không nghe theo thuốc nam, thuốc bắc hay các phương thức chữa trị dân gian, có thể làm vết bỏng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Ngay khi trẻ bị bỏng, cần lập tức làm mát vùng da bị bỏng bằng cách đặt vết bỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều nước sạch lên vết bỏng trong mười phút. Khi trẻ đã bớt đau đớn, có thể bôi phủ lên vết bỏng một lớp thuốc mỡ đặc trị bỏng theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ nhưng tuyệt đối không trực tiếp chạm tay vào vết bỏng.

Nên băng vết bỏng lại bằng gạc sạch để tránh tối đa bị nhiễm trùng thêm. Sau đó, đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc hoặc cho bé nhập viện. Với trường hợp của bé, vết bỏng đã được sơ cứu tại bệnh viện nên để tiếp tục chăm sóc tại nhà, bạn chỉ cần giữ vết thương sạch và khô. Tuyệt đối không lấy kim châm bóng nước mà phải giữ nguyên. Thay băng, bôi thuốc đặc trị bỏng mỗi 24 giờ, rửa vết thương nhẹ nhàng. Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ bị bỏng, thấy vùng da bỏng bị đỏ lên, vết bỏng có mùi hôi, trẻ đau nhức hơn ban đầu, trẻ sốt… cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì rất có thể trẻ bị nhiễm trùng.

Khi vết bỏng đã lành, vẫn nên “che chắn” (ví dụ cho trẻ mặc áo dài tay, quần dài…) suốt thời gian khoảng 6 tháng. (Có thể hỏi bác sĩ để cho riêng các loại kem bôi tránh sẹo dành cho trẻ em để hỗ trợ thêm). Bằng cách này thì da có thể hồi phục hoàn toàn, không để lại sẹo, không gây mất thẩm mỹ sau này. Bạn cũng nên động viên, an ủi, giải thích cho con về vết thương nếu trẻ đã có thể hiểu, để trẻ không “táy máy” bóc các lớp vảy khi vết thương chưa kịp lành. 

Tags:

Bài viết liên quan