Chàm dị ứng là bệnh da liễu phổ biến với biểu hiện rõ nhất là da bị kích ứng nên ngứa, đỏ, và khô. Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ ai và ở mọi độ tuổi từ sơ sinh tới trưởng thành. Sau đây là những câu trả lời cho chàm dị ứng có lây không và làm thế nào để xử lý bệnh để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Khái niệm của bệnh chàm dị ứng
Chàm dị ứng (hay bệnh eczema) là căn bệnh thuộc nhóm viêm da gây ngứa, đặc trưng ở sự thay đổi viêm tại lớp trên cùng của da. Chàm là bệnh lý không do di truyền.
Tuy vậy, nó có thể lây từ người sang người nếu trên da xuất hiện vết loét hở hay mụn nước bị nhiễm trùng. Bệnh chàm có triệu chứng phát triển thành nhiều giai đoạn như: Hồng ban, mụn nước, tróc vảy, rồi tới lành da hoặc lại tiếp tục ngứa kéo dài.
Chàm dị ứng có triệu chứng gì?
Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào từng người khác nhau. Những đợt bùng phát không nhất thiết phải luôn ở cùng một khu vực mà có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Dấu hiệu quen thuộc nhất của chàm dị ứng là ngứa, đôi khi có thể ngứa trước cả khi phát ban. Các triệu chứng khác của bệnh là da bị dày, khô, đỏ, nứt.
Trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, bệnh có những biểu hiện sau: Phát ban ngứa làm chảy nước, đóng vảy chủ yếu ở da mặt, nếp (kẽ) da, da đầu. Vị trí phát ban cũng có thể là ở cánh tay, chân, lưng hay ngực của bé.
Trẻ em và thanh thiếu niên
Trẻ em hay thanh thiếu niên sẽ phát ban ở các khu vực như khuỷu tay, sau đầu gối, cổ, cổ tay, mắt cá chân,… Khi đó, ban có thể biến đổi thành vảy và khô.
Người trưởng thành
Tình trạng phát ban của người lớn thường diễn ra ở vùng mặt, sau đầu gối, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân. Da sẽ rất khô, dày, có thể có vảy. Đối với những người da trắng, các vùng da này sẽ hơi đỏ lúc đầu rồi ngả nâu sau đó. Còn những người da sẫm màu thì các sắc tố da sau khi bị bệnh chàm ảnh hưởng có thể trở nên sáng hơn hoặc cũng có khi lại tối màu hơn.
Bệnh chàm dị ứng là do những nguyên nhân nào?
Nguyên nhân chính xác của căn bệnh chàm dị ứng đến nay vẫn chưa được kết luận một cách chắc chắn. Nhưng vẫn có những yếu tố được cho là có khả năng làm phát sinh căn bệnh này, bao gồm:
- Sự phản ứng của hệ thống miễn dịch trước những yếu tố gây dị ứng.
- Những khiếm khuyết xuất hiện ở cấu tạo hàng rào bảo vệ da làm cho độ ẩm bị thoát ra ngoài nên vi trùng dễ dàng xâm nhập.
- Gia đình có tiền sử mắc một số bệnh dị ứng hay hen suyễn.
- Tình trạng thiếu hụt filaggrin (một dạng protein đóng góp vào cấu tạo hàng rào bảo vệ da) nên da bị khô và ngứa.
Ngoài ra, những người gặp phải tình trạng bùng phát nổi ban gây ngứa ngáy là do cơ thể đang phản ứng với các yếu tố như:
- Quần áo, khăn trải giường có vải thô ráp như len, polyester,…
- Nhiệt độ không gian xung quanh quá cao hoặc quá thấp.
- Những sản phẩm như xà phòng hay chất tẩy rửa.
- Lông thú cưng.
- Hệ hô hấp bị nhiễm trùng hoặc cảm lạnh.
- Đầu óc căng thẳng.
- Mồ hôi tiết ra nhiều.
Trẻ nhỏ hay bị chàm dị ứng dạng nào?
Hiện có 3 loại chàm phổ biến ở trẻ nhỏ là:
- Viêm da dị ứng: Là dạng phát ban mãn tính ở da do gia đình có tiền sử dị ứng. Biểu hiện là vùng phát ban sẽ đỏ, khô, ngứa, sưng tấy, nổi vảy. Khi gãi, da xuất hiện các đường nứt đứt đoạn, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng thứ cấp và để lại sẹo.
- Viêm da tiết bã (do tăng tiết bã nhờn): Bệnh xuất hiện ở bé sơ sinh 3 tháng tuổi. Viêm da tăng tiết bã nhờn này làm da viêm và khô, đỏ, có nổi vảy nhưng không ngứa. Vùng bị ảnh hưởng thường là mặt, cổ, ngực, vùng nếp gấp da và vùng mang tã. Chàm ở da đầu trẻ phát triển thành mảng vảy màu vàng chính là hiện tượng “cứt trâu” mà dân gian vẫn gọi. Sau vài tháng, bệnh sẽ tự lành lại.
- Viêm da do tiếp xúc: Nếu lỡ tiếp xúc các hóa chất có trong mỹ phẩm, xà phòng,… thì da trẻ có thể bị kích ứng. Da bị viêm sẽ đỏ, có thể có mụn thịt hay mụn nước, ngứa, hơi ẩm ướt và phồng rộp.
Bệnh chàm dị ứng có lây không?
Theo các nhà khoa học, bệnh chàm này không lây nhiễm giữa người với người. Nguyên nhân bị bệnh có thể là từ gen hoặc môi trường sống xung quanh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nào bị đột biến ở loại gen có nhiệm vụ sản xuất filaggrin sẽ dễ mắc bệnh chàm dị ứng. Nếu gen này bị đột biến thì cơ thể không đủ chất filaggrin cho việc xây dựng khung bảo vệ làn da. Do đó, độ ẩm thoát ra ngoài, vi khuẩn hay virus dễ dàng xâm nhập vào người gây bệnh với các triệu chứng nhiễm trùng, khô hay ngứa rát ở da.
Vị trí bị chàm có thể diễn ra ở mọi bộ phận cơ thể như tay, chân, bẹn, trán,… Bệnh chàm tuy không lây từ người sang người nhưng nó có khả năng di truyền nên nếu thai phụ có bệnh thì đứa bé khả năng cao cũng bị nhiễm.
Phương pháp chữa trị bệnh chàm dị ứng
Chữa trị bệnh chàm chủ yếu là xoa dịu và ngăn ngừa tình trạng ngứa, tránh để nhiễm trùng. Một vài cách để làm giảm các triệu chứng của bệnh, bao gồm:
Chữa trị chàm dị ứng tại nhà
- Dùng kem, thuốc mỡ, sáp dưỡng ẩm để giảm viêm, giữ ẩm da để da mau lành.
- Dùng kem hydrocortisone và thuốc kháng histamin giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng. Chỉ thoa hydrocortisone lên phần da chàm 4 lần/ngày/tuần. Tránh các vùng mắt, trực tràng, bộ phận sinh dục. Lưu ý nếu đang có thai hay cho con bú thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Dùng gạc ướt đắp lên da.
- Ngồi thiền, thư giãn.
Chữa trị chàm dị ứng bằng thuốc
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc theo đơn để điều trị cho bạn. Chúng có thể là các loại kem, thuốc mỡ có corticosteroid, thuốc kháng sinh… Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được áp dụng tùy theo tình trạng của bạn nên việc đi thăm khám là cần thiết để xử lý bệnh đúng cách.
Những lời khuyên để phòng ngừa bệnh chàm dị ứng
Những thói quen sau sẽ ngăn ngừa bệnh chàm dị ứng hoặc làm dịu những triệu chứng nếu đã mắc bệnh:
- Luôn dưỡng ẩm cho da.
- Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ hay độ ẩm để cơ thể không bị sốc nhiệt.
- Giữ cơ thể mát mẻ, tránh đổ mồ hôi hoặc ngứa ngáy.
- Tránh căng thẳng, tập thể dục, tăng tuần hoàn và thư giãn tinh thần.
- Hạn chế quần áo với chất liệu dễ xước như len, vải bố,…
- Tránh dùng xà phòng, chất tẩy rửa hay dung môi mạnh.
- Nói không với thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.
- Tận dụng thiết bị tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
Làm sao để phòng ngừa chàm dị ứng ở trẻ nhỏ?
Nếu gia đình có tiền sử bị bệnh thì để phòng ngừa cho bé, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời hay lâu hơn nếu được.
Nhiều bác sĩ khuyên rằng nên để trẻ bú sữa mẹ tối thiểu là 6 tháng và tốt nhất là 1 năm rồi mới cho dùng thức ăn đặc. Mẹ cũng cần bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân tiềm ẩn gây dị ứng như lông thú cưng, ve, nấm mốc…
Chàm dị ứng là loại bệnh không lây từ người sang người và hoàn toàn chữa trị được nếu xử lý đúng cách. Điều quan trọng là hãy thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để có được những lời tư vấn chính xác nhất, bạn nhé!