Từ lâu, châm cứu được xem là phương pháp điều trị bệnh được nhiều người tin dùng. Thế như, châm cứu tại nhà lại tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia, nếu châm cứu sai huyệt sẽ rất nguy hiểm.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về phương pháp châm cứu tại nhà và những lợi ích, cũng như nguy cơ mà nó có thể mang đến cho sức khỏe con người nhé!
Châm cứu là gì ?
Theo các bác sĩ đông y, châm cứu chính là phương pháp điều trị đã xuất hiện và được áp dụng trong y học từ rất lâu. Để thực hiện châm cứu, bác sĩ sẽ sử dụng kim thép rất mỏng, đưa vào da với mục đích giúp kích thích các huyệt, cũng như những điểm cụ thể trên cơ thể người bệnh.
Châm cứu có vai trò làm thuyên giảm triệu chứng đau cũng như một số các loại bệnh phổ biến có thể kể đến như: đau lưng, viêm khớp, đau cơ, đau nửa đầu, đau đầu gối, đau bụng kinh và các chấn thương thường gặp trong thể thao.
Bên cạnh đó, phương pháp châm cứu nói chung và châm cứu tại nhà nói riêng còn giúp cải thiện tình trạng một số bệnh nguy hiểm như:
- Châm cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư, và những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị ung thư
- Châm cứu tại nhà giúp hỗ trợ điều trị chứng đau mặt, khó chịu thần kinh khác
- Châm cứu tại nhà giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng
- Châm cứu tại nhà giúp hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
- Châm cứu tại nhà giúp cải thiện những triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, triệu chứng bốc hỏa
- Rối loạn căng thẳng thường xuyên lặp lại.
Ngoài ra, một số hình thức châm cứu còn có khả năng tái cân bằng khí bằng các kim chạm vào các huyệt đạo trên cơ thể người.
Châm cứu tại nhà nên hay không ?
Việc châm cứu không nên thực hiện một cách cẩu thả tại nhà, mà nên được một chuyên gia có trình độ chuyên môn thực hiện. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa việc đối mặt với những biến chứng hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra.
Theo cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, châm cứu được thực hiện với những quy định vô cùng nghiêm ngặt về kim châm cứu. Theo đó, tất cả kim tiêm sử dụng cho quá trình châm cứu phải bằng thép, rắn chắc, vô trùng, và đặc biệt không độc hại, được dán nhãn thích hợp.
Việc châm cứu chỉ nên được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản mới được quyền sử dụng kim châm cứu, không nên thực hiện châm cứu tại nhà, với những người thiếu chuyên môn.
Việc châm cứu tại nhà một cách bừa bãi, với những người không đủ trình độ chuyên môn có thể gây ra vô số những tác hại cho sức khỏe chúng ta. Theo đó, châm cứu tại nhà bởi những người không được đào tạo có thể gây nhiễm trùng, thủng nội tạng và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Châm cứu tại nhà có những nguy cơ, biến chứng nào ?
Nếu thực hiện châm cứu tại nhà bởi những người không có chuyên môn, bạn có thể đối mặt với những nguy cơ tai biến nghiêm trọng.
Cơ thể đau đớn
Thông thường, châm cứu nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng huyệt đạo của cơ thể sẽ khiến người bệnh chỉ cảm thấy hơi tức, tuy nhiên ngay sau khi rút kim châm ra khỏi cơ thể, người bệnh nếu ngay lập tức lại cảm thấy khó chịu và cảm thấy đau nhức hơn tại vị trí châm, nguyên nhân rất có thể là do người châm cứu đã thực hiện sai kỹ thuật, đâm quá nông hoặc quá sâu.
Tuy nhiên, cảm giác này thông thường sẽ biến mất trong vòng 1 ngày sau khi châm cứu.
Châm cứu tại nhà sai huyệt gây vựng châm
Ngay sau khi vừa hoàn tất quá trình châm cứu, người bệnh ngay lập tức cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đi kèm là các triệu chứng buồn nôn hay nôn, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, chân tay bỗng dưng lạnh đồng thời vã mồ hôi…Một số trường hợp thậm chí còn có thể bị trụy tim mạch, và bị ngất.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do việc châm cứu tại nhà khiến cơ thể suy nhược, người bệnh quá lo lắng, không có khả năng chịu đứng, hoặc do người bệnh chưa có thời gian nghỉ ngơi trước khi tiến hành châm cứu, cơ thể bị đói hoặc do quá trình châm cứu tại nhà bị kích thích quá mạnh.
Đối với những trường hợp này, để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai biến với người mới châm cứu lần đầu, thể trạng yếu, cơ thể mệt mỏi…chúng ta nên lưu ý để cơ thể người bệnh được nghỉ từ 10 đến 15 phút trước khi tiến hành châm cứu. Chú ý không để cơ thể quá đói hay quá nó trước khi thực hiện châm cứu tại nhà.
Châm cứu sai cách gây bầm tím, chảy máu
Khi thực hiện châm cứu tại nhà, nếu châm cứu không đúng cách có thể sẽ khiến cơ thể bệnh nhân bị bầm tím hoặc chảy máu là điều khó cơ thể thể tránh khỏi.
Theo đó, nếu cơ thể bệnh nhân bị chảy máu thì phải ngay lập tức cầm máu. Đối với những bệnh nhân có bệnh lý về đông máu thì phải ngay lập tức được đưa đi cấp cứu kịp thời. Lúc này, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, những vết bầm tím sau khi châm cứu có thể sẽ biến mất nếu được chăm sóc đúng cách bằng phương pháp chườm ấm, các vết bầm sẽ tiêu tan…
Châm cứu sai cách gây phỏng hoặc nóng rát
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do sức nóng của ngải cứu. Lúc này, người thực hiện châm cứu cần thật sự cẩn thận trong điều trị. Về phía người bệnh, chúng ra cần nằm im hạn chế cử động khi được điều trị bằng ngải cứu. Nếu bị phỏng, sơ cứu, làm mát vết bỏng.
Châm cứu sai cách có thể gây đau tê tại chỗ châm cứu
Nếu châm cứu tại nhà sai huyệt, nhiều nguy cơ sẽ gây hiện tượng chảy máu nếu không may châm cứu phải mạch máu. Trong trường hợp châm cứu nhầm phải dây thần kinh sẽ gây tê dọc đường đi của dây thần kinh đó. Trong quá trình châm nếu bệnh nhân kêu đau hay tê, nhân viên y tế cần có biện pháp xử trí kịp thời.
Châm cứu là một phương pháp điều trị đặc trưng, cần được thực hiện bởi người có chuyên môn và tay nghề cao. Việc châm cứu tại nhà, bởi những người không chuyên có thể mang đến rất nhiều rủi ro như đã liệt kê phía trên. Hy vọng, mọi người luôn thật thận trọng với cơ thể của chính mình và gia đình.