Mẹ&Con – Dù sớm hay muộn, bất cứ bé trai nào cũng cần cắt bao quy đầu. Có những bậc phụ huynh chọn cắt bao quy đầu khi trẻ lên cấp 1, nhiều người đợi mãi tới khi con học cấp 2 nhưng cũng có những người cắt bao quy đầu khi con vừa sinh ra được ít ngày. Điều này có ảnh hưởng gì không?

Cắt bao quy đầu là gì? Quy trình phẫu thuật cắt bao quy đầu

Khi mới sinh, các bé trai có một lớp da bọc kín hoặc gần kín đầu dương vật. Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ lớp da bọc kín này, để có thể lộ đầu dương vật ra ngoài.

Phong tục cắt bao quy đầu đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Đây chỉ là tiểu phẫu nên không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe của trẻ. Toàn bộ thời gian thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu chỉ mất khoảng 10 – 15 phút, và khoảng 7 – 10 ngày để lành vết thương.

Đâu tiên, các bác sĩ sẽ bôi kem hoặc chích thuốc tê tùy vào độ tuổi của trẻ. Thông thường, những đứa trẻ sơ sinh sẽ được chích thuốc tê còn trẻ lớn hơn chỉ cần dùng kem bôi tê. Sau đó, bác sĩ lấy một dụng cụ hình chuông đưa vào bên dưới bao quy đầu để tách nó ra khỏi dương vật. Tiếp theo, dùng dao kéo hoặc kẹp chuyên dụng để cắt lớp da này đi. Sau sinh vài ngày, trẻ hoàn toàn có thể được phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Cắt bao quy đầu cho bé trai và những điều cần biết 4

Tại sao nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Theo Hiệp hội bác sĩ hoàng gia Australia (RACP) thì “Việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh không phải là một thủ tục y khoa cần thiết”. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định trẻ cần được thực hiện phẫu thuật này, tiêu biểu là chứng hẹp bao quy đầu, viêm da quy đầu tái phát và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hẹp da quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu, do tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu dương vật. Ở phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ thoa thuốc mỡ hoặc kem chứa steroid để giải quyết tình trạng này. Nhưng nếu thuốc mỡ hoặc kem chứa steroid không thể giải quyết được thì phẫu thuật cắt bao quy đầu là giải pháp duy nhất để giúp dương vật có thể tuột khỏi bao quy đầu.

Viêm da bao quy đầu là tình trạng viêm đầu dương vật. Trẻ mắc viêm da bao quy đầu phổ biến hơn hẹp bao quy đầu, nhưng cũng chỉ dao động ở mức 3 – 4% trong tổng số bé trai, 1% trẻ trong số đó dễ bị tái phát lại. Trẻ bị viêm da bao quy đầu nhưng không được cha mẹ phát hiện và điều trị kịp thời, lâu ngày có thể khiến dương vật ngừng phát triển và làm tăng nguy cơ ung thư khi trưởng thành. Việc can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt bao quy đầu là giải pháp cần thiết, phải tiến hành để cắt đứt nguyên nhân.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bé trai tuy hiếm gặp hơn so với bé gái (chỉ 1 – 2% bé trai mắc bệnh này). Theo nghiên cứu, những trẻ được cắt bao quy đầu sớm thì khả năng mắc viêm đường tiết niệu thấp hơn rất nhiều so với trẻ bình thường. Cứ 1,000 đứa trẻ được cắt bao quy đầu thì khoảng 8 trẻ sẽ ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng cũng khá cao. 1 – 5% trẻ trong tổng số trên có thể bị biến chứng.

Cắt bao quy đầu còn làm giảm nguy ung thư dương vật xuống 10 lần, Bên cạnh đó, phẫu thuật này còn giúp trẻ giảm nguy cơ HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác thì những trẻ sinh non, bị bệnh hay dị tật, khuyết tật bẩm sinh, lệch lỗ tiểu dưới hoặc vấn đề về máu không nên bắt bao quy đầu ngay sau khi sinh. Trẻ chỉ nên phẫu thuật cắt bao quy đầu khi sức khỏe ổn định.

Như vậy, rõ ràng cắt bao quy đầu từ sớm giúp trẻ phòng tránh được rất nhiều bệnh tật gây hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, viện Nhi khoa Mỹ cũng kết luận trẻ được cắt bao quy đầu, lợi nhiều hơn hại. Việc phẫu thuật cắt bao quy đầu từ sớm, khi trẻ còn trong giai đoạn sơ sinh có lợi ở chỗ vì còn quá nhỏ nên trẻ không nhớ gì về việc bị đau. Rất nhiều ca phẫu thuật cắt bao quy đầu đã được thực hiện ở trẻ sơ sinh mà không cần sử dụng thuốc gây mê.

Cắt bao quy đầu cho bé trai và những điều cần biết 5

Những rủi ro có thể gặp trong quá trình phẫu thuật cắt bao quy đầu

Trong quá trình cắt bao quy đầu, trẻ có thể gặp một số biến chứng như cắt phạm vào phần quy đầu gây chảy máu, nhiễm trùng vết mổ… Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây là trường hợp rất hiếm gặp. Cụ thể:

  1. Xuất huyết
  2. Nhiễm trùng
  3. Lở loét
  4. Biến chứng do gây mê
  5. Hẹp bao quy đầu thứ phát
  6. Loại bỏ quá nhiều da
  7. Hẹp lỗ niệu đạo (cuối lỗ niệu đạo bị hẹp hoặc nghẽn)
  8. Tổn thương niệu đạo (ống thông nước tiểu nối từ bàng quang)
  9. Viêm sơ quy đầu (tình trạng da hóa sẹo, xơ hóa và teo quy đầu)
  10. Dính quy đầu và các cầu da
  11. Hẹp bao quy đầu thứ phát
  12. Tổn thương tâm lý
  13. Dị tật cong dương vật thứ phát (tình trạng đầu dương vật cong xuống dưới)
  14. Cắt bỏ dương vật (tỉ lệ 1/1.000.000)

Phẫu thuật cắt bao quy đầu ở Việt Nam

Ở Mỹ, từ lâu trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra thông báo, khuyến khích các bậc phụ huynh nên cắt bao quy đầu cho trẻ còn ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có định hay khuyến cáo nào của các cơ quan y tế về việc cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. Việc phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh phần lớn là do yêu cầu của cha mẹ.

Lên 3 – 4 tuổi, 90% trẻ có thể thể tụt bao quy đầu một cách dễ dàng mà không cần nhờ bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Ngoài ra, phần lớn trẻ chỉ cần bôi thuốc làm lỏng da quy đầu, không cần thực hiện tới phẫu thuật. Nếu 5 tuổi trở lên, trẻ vẫn chưa thể tụt bao quy đầu hoặc có các dấu hiệu mắc bệnh như viêm da quy đầu, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Vậy liệu có nên cắt bao quy đầu cho trẻ từ sớm? Quyết định cuối cùng vẫn là của cha mẹ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế cũng như phong tục tập quán mà cha mẹ sẽ đưa ra quyết định có nên phẫu thuật cắt bao quy đầu cho trẻ hay không.

Bài viết liên quan