Mẹ&Con - Dập ngón là tình huống khá thường gặp khi bé chạy nhảy, vui đùa hàng ngày. Nguyên nhân bé bị dập ngón có thể là bị rơi vật nặng trúng chân, vấp phải vật cứng khi đang chơi đùa… Tuy nhiên, mẹ cũng đừng nên chủ quan với chuyện dập ngón, vì nó cũng có thể gây ra những hậu quả không hay cho bé đấy! Cẩn thận bệnh điếc ở trẻ em

Khi bé bị dập ngón, mẹ cần nhanh chóng “cấp cứu” cho bé như sau:

Cấp cứu ngay khi con bị dập ngón 4

1.Kê cao vùng dập

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay (hoặc bàn chân) bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay (bàn chân) bị thương cao hơn tầm trái tim.

2.Chườm đá cho trẻ

Dùng túi nylon đựng đá lạnh chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu; sau đó, làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

Nếu không có túi chườm, có thể đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay (bàn chân) bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

3.Các phương pháp giảm đau

Dập ngón tay/ngón chân khiến bé hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Cho bé nghe nhạc hoặc xem những bộ phim hoạt hình mà bé yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những bé đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Cấp cứu ngay khi con bị dập ngón 5

Nếu bé bị nặng và theo dõi thấy có dấu hiệu bé bị sưng tấy lâu, gãy xương, phải lập tức đưa bé đến bệnh viện.

Tags:

Bài viết liên quan