Mẹ và Con - Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Khi bị đau mắt đỏ thì cần chăm sóc như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh đau mắt đỏ ngay trong bài viết dưới đây!

Đau mắt đỏ, mắt ngứa và cộm khiến bạn lo lắng? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh đau mắt đỏ ngay trong bài viết sau đây của Tạp chí Mẹ và Con bạn nhé!

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm ở lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng của mắt) và kết mạc mi. Khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị sưng lên và bị kích thích, chúng sẽ lộ rõ ​​hơn, khiến lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng nên được gọi là đau mắt đỏ.

Mặc dù đau mắt đỏ có thể gây khó chịu nhưng tình trạng bệnh này hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Trong một số trường hợp không chữa trị đúng cách, bệnh đau mắt đỏ có thể gây biến chứng làm suy giảm thị lực, viêm loét giác mạc, dẫn đến mù lòa. Hơn nữa, bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan nên việc chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp điều trị, phòng ngừa sẽ giúp hạn chế sự lây lan của bệnh.

Các triệu chứng thường gặp ở người đau mắt đỏ

Bị đau mắt đỏ thường có những triệu chứng gì? Theo đó, các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến bao gồm:

  • Đỏ ở một hoặc cả hai mắt
  • Ngứa, cộm ở một hoặc cả hai mắt; có cảm giác như có bụi trong mắt
  • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Mắt chảy nước, tiết nhiều ghèn
  • Mi mắt sưng nề, đau nhức

Một số người bị đau mắt đỏ còn có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch bên tai,… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không quá phổ biến, không phải ai bị viêm kết mạc cũng có các triệu chứng này.

Các triệu chứng thường gặp ở người đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ cũng thường dễ bị nhầm với các bệnh lý khác như viêm củng mạc, viêm nội nhãn, viêm loét giác mạc,… do những bệnh lý này cũng có triệu chứng đau mắt, mắt sưng đỏ…

Tuy nhiên, cần lưu ý bệnh viêm nội nhãn không làm tiết dịch nhầy (ghèn hoặc ghỉ mắt) còn viêm củng mạc sẽ có những cơn đau truyền lên vùng gò má, trán và xoang cũng như có hạt gồ dưới khoé mắt. Với người bị loét giác mạc, mắt thường nhìn mờ, khó mở mắt khi thức dậy.

Nếu bạn không chắc mình có bị đau mắt đỏ hay đang gặp một bệnh lý nào khác, nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị.

Xem thêm: Uống gì tốt cho mắt cận thị và 7 loại thức uống không thể bỏ qua

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Nguyên nhân viêm kết mạc

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể là do:

  • Nhiễm virus: Các chủng virus như virus Adenovirus hay Herpes có thể dẫn đến đau mắt đỏ và là nguyên nhân bệnh phổ biến nhất. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tự hết trong khoảng 7 – 14 ngày mà không cần điều trị.
  • Nhiễm vi khuẩn: Một số trường hợp, viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra và cần tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ.
  • Dị ứng: Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Bạn có thể bị dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau như lông động vật, bụi, phấn hoa,… Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, bệnh có thể kéo dài nhiều ngày và chỉ hết khi bạn không còn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Con đường truyền bệnh

Bệnh viêm kết mạc có thể lây qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:

  • Lây qua dịch tiết của người bệnh khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi
  • Chạm tay vào đồ dùng, các vật dụng cá nhân của người bệnh (khăn mặt, gối, bàn chải, chìa khóa, điện thoại, đồ chơi,…) hoặc bề mặt đồ vật mà người bệnh có tiếp xúc (nút bấm cầu thang, chậu rửa bát, tay nắm cửa,…)
  • Dùng chung kính áp tròng với người bệnh
  • Dùng nguồn nước ô nhiễm

Cần lưu ý, thói quen hay dụi mắt. sờ tay vào mũi miệng mà không vệ sinh tay sạch sẽ cũng làm tăng nguy cơ bệnh. Ngoài ra, viêm kết mạc đôi khi là kết quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh lậu có thể gây ra một dạng viêm kết mạc do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nguy hiểm.

Lúc này, bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu bạn không điều trị. Chlamydia có thể gây viêm kết mạc ở người lớn. Nếu bạn bị nhiễm chlamydia, lậu hoặc vi khuẩn khác trong cơ thể khi sinh con, bạn có thể truyền bệnh đau mắt đỏ cho con qua đường sinh sản.

Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể điều trị tại nhà. Bạn có thể chườm lạnh ở vùng ngoài mắt để giảm tình trạng sưng mi mắt hoặc khiến mắt khó chịu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn uống kháng sinh và bôi thuốc từ 4-7 ngày nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc dùng thuốc kháng histamin (thuốc uống hoặc thuốc nhỏ) nếu bạn bị đau mắt đỏ do dị ứng. Với trường hợp đau mắt đỏ do virus, không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần rửa sạch mắt mỗi ngày là đủ.

bệnh đau mắt đỏ

Khi bị viêm kết mạc, nên hạn chế nhỏ thuốc nhỏ mắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc nhỏ mắt quá nhiều có thể làm khô mắt, khiến mắt sưng đỏ hơn.

Người bị đau mắt đỏ cũng nên lưu ý nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh lây bệnh. Có thể đeo kính mát màu đen khi bị đau mắt đỏ. Đặc biệt, không nên đi bơi hoặc tắm biển, sông, suối,…

Xem thêm: Cẩn trọng tác hại của ánh sáng xanh với mắt và cơ thể

Phòng ngừa đau mắt đỏ

Bảo đảm vệ sinh tốt sẽ giúp bạn có thể kiểm soát sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ. Cần lưu ý:

  • Tránh đưa tay chạm vào mắt
  • Rửa tay thường xuyên
  • Sử dụng khăn sạch và giặt khăn hàng ngày
  • Không dùng chung khăn tắm hoặc khăn lau mặt
  • Thay vỏ gối thường xuyên.
  • Vứt bỏ các mỹ phẩm trang điểm mắt hết hạn sử dụng, chẳng hạn như mascara
  • Không dùng chung mỹ phẩm dành cho mắt hoặc các vật dụng chăm sóc mắt cá nhân, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt và kính áp tròng
  • Thường xuyên vệ sinh kính áp tròng

cách Phòng ngừa đau mắt đỏ

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa hay bụi.

Hãy nhớ rằng bệnh đau mắt đỏ không dễ lây hơn bệnh cảm lạnh thông thường. Bạn có thể quay lại làm việc, đi học,… nếu bạn có thể đảm bảo vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc gần với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn phải thường xuyên tiếp xúc gần gũi với người khác hoặc trẻ đi học phải ngồi gần bạn bè, ngủ chung với bạn thì tốt nhất nên ở nhà cho đến khi các triệu chứng viêm kết mạc hoàn toàn biến mất.

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc có thể lây lan. Do đó, cần thực hiện điều trị và phòng ngừa đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả những người xung quan mình, bạn nhé.

Bài viết liên quan