Mẹ&Con – Cuộc sống hàng ngày vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm không thể đoán trước được cho trẻ. Tuy nhiên, với những hiểm họa từ gói hút ẩm thì bạn hoàn toàn có thể can thiệp được. Đừng để điều này thành quá muộn, bạn nhé. 7 loại thực phẩm "cấp cứu" nhanh ngộ độc thức ăn Phân biệt dị ứng thực phẩm và ngộ độc thực phẩm 5 thứ gây ngộ độc cho con ngay trong nhà

Cảnh báo nguy cơ trẻ bị mù mắt vì gói hút ẩm 6

Gói hút ẩm. (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể bắt gặp những gói hút ẩm có trong các sản phẩm như bánh kẹo, túi xách… Nhưng đã bao giờ mẹ nghĩ chính những gói hút ẩm đó lại chính là nguyên nhân khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm chưa? Cùng tìm hiểu với Mẹ&Con nhé! 

Vô cớ bị mù vì gói hút ẩm

Cảnh báo nguy cơ trẻ bị mù mắt vì gói hút ẩm 7

Bé trai người Trung Quốc vị mù mắt phải vì nghịch gói hút ẩm.

Một cậu bé 8 tuổi ở Trung Quốc phải đối diện với nguy cơ bị mất đi đôi mắt vì gói hút ẩm có trong túi bánh. Sau khi ăn bánh xong, vì tò mò về gói hút ẩm nên cậu bé đã đổ nó vào chai nước. Hậu quả là chai nước nổ tung, bắn mạnh ra xung quanh và bắn cả vào mắt của cậu bé. Mặc dù được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng mắt phải của cậu bé có nguy cơ bị mù vĩnh viễn do tác động từ chất lỏng có tính kiềm ăn mòn.

Một trường hợp khác, bé Hà Vi 3 tuổi quê Hải Dương bị bỏng giác mạc vì… gói hút ẩm có trong bao bánh gạo. Tương tự vào năm 2012, bé Tuấn Dũng hơn 2 tuổi ở Bắc Giang cũng bị bỏng giác mạc vì nghịch gói hút ẩm.

Vì sao gói hút ẩm lại nguy hiểm đến thế?

Bột trong gói hút ẩm có độ pH là 12-14, tính kiềm. Bỏng do kiềm gây nguy hiểm hơn so với bỏng do axit.

Bạn biết không, những gói hút ẩm chúng ta vẫn thường thấy hàng ngày thực ra được làm từ silica gel hoặc vôi bột. Hai chất liệu này khi tiếp xúc với nước, sẽ tỏa nhiệt lớn, có tính ăn mòn rất cao. Nếu không may để chất này tiếp xúc trực tiếp với da, mắt sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nếu chẳng may nuốt phải hạt hút ẩm sẽ gây bỏng khoang miệng, loét họng, cháy trực tràng…

Nguy hiểm hơn khi các túi hút ẩm được làm ở dạng túi bột mịn sẽ dễ bị rách, bột dễ bị tung ra ngoài. Nếu hít phải thì có thể gây bỏng hô hấp, bay vào mắt gây bỏng mắt…

Cách sơ cứu khi trẻ nhỏ hít hoặc nuốt hạt hút ẩm

Nuốt hạt hút ẩm

Đầu tiên, mẹ cho bé súc miệng thật sạch với nước và uống thật nhiều nước để giảm bớt nồng độ kiềm trong cơ thể. Sau đó đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Hít bột chống ẩm

Trường hợp trẻ hít phải bột chống ẩm, mẹ có thể dùng nước nhỏ mũi để rửa mũi cho bé. Sau khi rửa mũi xong, mẹ đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Hạt chống ẩm bắn vào mắt

Dùng nước sạch hoặc nhỏ nước muối vào mắt để hạt chống ẩm no nước và bong ra. Tuyệt đối, không được cho trẻ dụi mắt hoặc tìm cách lấy hạt chống ẩm ra. Như vậy sẽ dễ làm tổn thương đến giác mạc. Sau đó, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

“Phòng hơn chữa”…

Cảnh báo nguy cơ trẻ bị mù mắt vì gói hút ẩm 8

Vứt ngay gói hút ẩm, tránh để trong tầm tay và tầm mắt của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Để giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho trẻ, bố mẹ cần chú ý giải thích cho trẻ về tác hại của gói hút ẩm, không nghịch, xé hoặc nuốt những hạt hút ẩm. Kiểm tra cẩn thận gói bánh trước khi đưa bánh cho bé ăn. Đồng thời, khi mở các sản phẩm như bánh, kẹo… mẹ nên vứt ngay gói hút ẩm trước khi để bé nhìn thấy. Nếu bé của bạn đủ lớn, hãy giải thích và cảnh báo để bé tránh xa nguồn nguy hiểm này. 

Tags:

Bài viết liên quan