Mẹ&Con – Mẹ nào cũng muốn con gái mình xinh đẹp. Thế nhưng, không phải cách làm đẹp nào cũng an toàn cho sức khỏe của bé. Đặc biệt, làm đẹp cho bé bằng việc bấm lỗ tai, mẹ càng phải thận trọng hơn. Những kiểu tẩm bổ mẹ nên tránh ngay kẻo hại đến con Ngừng ngay những cách làm đẹp này kẻo hại đến con Tiệc tùng và sức khỏe của bé

Bấm lỗ tai khiến bé bị nhiễm trùng, lây bệnh

Bấm lỗ tai cho bé hoàn toàn không xấu, nhưng chúng vẫn tiềm tàng nhiều nguy hiểm nếu mẹ không nắm được những điểm cơ bản về việc này. Theo ghi nhận thực tế ở các bệnh viện, nhiều bé gái sơ sinh mới được 2 – 3 ngày tuổi đã bấm lỗ tai.

Lý giải về việc này, các mẹ cho rằng, việc để bé bấm lỗ tai sớm như vậy là do phần dái tai của bé vẫn còn mềm có thể hạn chế bớt đau đớn, đồng thời, điều kiện y tế ở bệnh viện cũng sẽ giúp tai bé tránh được nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ không nên nóng vội làm duyên cho bé bằng việc bấm lỗ tai quá sớm. Bởi lẽ các bộ phận của trẻ sơ sinh vẫn còn mỏng manh, dễ tổn thương, đặc biệt là hệ miễn dịch và quá trình tự làm lành vết thương vẫn chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị nhiễm trùng tai.

Lời khuyên của các chuyên gia là mẹ hãy đợi cho bé được ít nhất 6 tháng tuổi rồi bấm lỗ tai. Nếu thực sự muốn bấm lỗ tai cho bé vào thời điểm này, mẹ nên chắc chắn rằng điều kiện chăm sóc tại bệnh viện làm mẹ yên tâm và tin tưởng hoàn toàn.

bam-lo-tai

Thận trọng với nhiễm trùng và bệnh lây nhiễm khi bấm lỗ tai cho bé. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trước khi quyết định bấm lỗ tai cho bé mẹ cũng nên biết rằng, các dụng cụ bấm lỗ tai là một tác nhân rất dễ làm bé bị nhiễm trùng và lây bệnh. Theo Tiến sĩ Julia Tzu, bác sĩ da liễu tại Đại học New York cho biết, các dụng cụ bấm lỗ tai thường không rõ nguồn gốc và được mua với giá rẻ. Do đó, chúng có thể không được kiểm định về chất lượng khiến tai bé dễ bị nhiễm trùng khi tiếp xúc.

Hơn nữa, trong một cuộc khảo sát ở những cửa hàng bán dụng cụ bấm lỗ tai tại New York, các chủ cửa hàng cho biết, dụng cụ bấm lỗ tai thường chỉ nên khử trùng đơn giản với cồn hoặc các dung dịch khử trùng khác, không nên khử trùng bằng nồi hấp vì chúng sẽ bị tan chảy và biến dạng. Trong khi đó, những dụng cụ này cần phải được cho vào nồi hấp khử trùng giống các dụng cụ y tế thì mới đảm bảo an toàn. Cụ thể, khử trùng nồi hấp sẽ giết chết tất cả các sinh vật có hại, còn khử trùng bằng cách dùng cồn hay các dung dịch khử trùng khác lau rửa qua chỉ là cách làm giảm vi sinh vật có hại, mà không loại bỏ hoàn toàn. Do đó, khi bấm lỗ tai cho bé thì nguy cơ mắc các bệnh như viêm gan hay khuẩn tụ cầu là rất dễ xảy ra.

Lưu ý sau khi bấm lỗ tai cho bé

Nếu mẹ đã quyết định bấm lỗ tai cho bé thì lưu ý sau khi bấm phải dùng bông, gạc sạch nhúng nước muối sinh lý rồi lau rửa nhẹ nhàng chỗ vừa bấm 1 lần. Sau đó, dùng khăn bông mềm lau khô và theo dõi thường xuyên trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu thấy dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sưng đỏ, mẹ nên sát trùng bằng thuốc khử trùng mua ở nhà thuốc rồi thay hoa tai khác cho bé. Trường hợp tai bé vẫn còn sưng lên và mưng mủ, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh uống hoặc điều trị theo phương pháp phù hợp khác.

Muốn vết thương của bé mau lành, tránh nhiễm trùng tốt nhất mẹ nên cho bé đeo chỉ trong khoảng 6 tuần đầu sau bấm. Nếu bé lớn đã biết ăn, mẹ chú ý không cho thịt gà, bò, gạo nếp, hải sản, rau muống, thực phẩm tanh vào khẩu phần ăn của bé vì chúng sẽ làm cản trở sự mau lành của vết thương và dễ hình thành sẹo. 

Tags:

Bài viết liên quan