Mẹ&Con - Khi đang cho bé bú, vì vội hoặc vì nhiều lý do, bạn cố gắng… ép bé bú cho nhanh. Bé khóc, giãy trong tay bạn, và bỗng ho sặc sụa, tím tái, lịm dần đi. Đây là một trong những tai nạn thường gặp (đặc biệt với những bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm) khi cho bé bú bình. Sữa tràn vào khí quản, thậm chí vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, khiến trẻ có thể chết vì thiếu ôxy! Lời khuyên cho mẹ bị tắc sữa Làm sao để bầu hấp thu được sữa? Uống sữa bầu thế nào mới tốt?

Bạn cần làm gì lúc này? Đưa bé đi cấp cứu?

Không kịp nữa! Đa phần những trường hợp mẹ quá hốt hoảng, vội vàng gọi xe ôm hoặc taxi đưa bé đi cấp cứu thường… cứu không kịp. Sặc sữa là một tai nạn cần được cấp cứu ngay tại chỗ, khẩn trương làm cho sữa thoát ra khỏi đường hô hấp.

Nhanh nhất đơn giản nhất là dùng miệng của mình hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt. Nếu để chậm hơn, sữa sẽ vào sâu trong khí quản, khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Khi hút xong nên kích thích mạnh vào trẻ, để cháu bé khóc và thở được. Ngay sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục cứu chữa và giải quyết hậu quả.

Bạn cũng cần chú ý là sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn ảnh hưởng gì không.

can-than-ban-co-the-lam-be-sac-sua

Coi chừng những nguy cơ này!

Đây là những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng sặc sữa:

– Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp.

– Một số bà mẹ cho trẻ bú trong tình trạng trẻ “mơ mơ màng màng”, nghĩa là đang bú nhưng cơ thể trẻ đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ. Lúc này, sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc.

– Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu thích “hóng” chuyện. Khi trẻ bú mà người nhà hoặc mẹ vẫn cứ à ơi nói chuyện, làm trò… bé có thể thích chí toét miệng ra cười. Sữa không nuốt kịp có thể tràn vào khí quản gây sặc.

– Tư thế cho bú của mẹ không đúng. Tư thế đúng là nên bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái. Trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. Bạn cũng cần lưu ý, nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt, bạn đừng quá sốt ruột mà nhanh chóng… ấn ngay núm vú vào miệng trẻ. Đó có thể là một hành động khiến trẻ bị sặc sữa ngay!

– Nếu trẻ bú sữa mẹ, tai nạn sặc sữa hiếm xảy ra hơn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là bạn sẽ chủ quan. Vì trong trường hợp mẹ sữa nhiều mà ban đêm vừa nằm vừa cho trẻ bú (cho trẻ ngậm vú để khỏi khóc) thì vẫn có thể làm trẻ sặc như thường.

Để đề phòng bé sặc sữa

– Bạn nên đặc biệt quan tâm đến những yếu tố “chuẩn” của bình pha sữa: Bình pha sữa của trẻ phải tiệt trùng bằng cách luộc kỹ, đảm bảo vệ sinh khi pha sữa. Lỗ thông đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất là chỉ đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Cũng có thể kiểm tra bằng cách dốc ngược chai sữa, sữa chảy ra với tốc độ 1 giọt mỗi giây là vừa. Khi trẻ bú, nên nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí.

– Tuyệt đối tránh vừa cho trẻ bú, mẹ vừa… làm chuyện khác. Bạn cần tập trung chú ý đến trẻ suốt quá trình cho bú, xem sữa có xuống quá nhiều không, trẻ có nuốt kịp không. Khi cho con bú, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không?

– Với những trẻ 3-4 tháng tuổi, cho con ăn, các bà mẹ không nên nói chuyện, đùa giỡn với con. Đầu trẻ phải nằm cao với tư thế thoải mái khi cho bú. Với những trẻ hay có thói quen hễ bú là… mơ màng ngủ, bạn cần biết rõ đặc tính này để cẩn thận tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

– Đặc biệt, chỉ cho trẻ bú khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo, không quấy khóc, không giẫy đạp. Nếu đang ăn mà trẻ có hiện tượng khác thường phải dừng ngay, không cố ép.

– Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. Ban đêm muốn cho trẻ bú, mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay chứ không vừa nằm vừa để trẻ ngậm vú mẹ.

– Trẻ sơ sinh, nhất là đối với các cháu quá nhẹ cân, hoặc do đẻ thiếu tháng, dung lượng dạ dày nhỏ, cơ vòng thượng vị phát triển chưa hoàn thiện. Bởi vậy trẻ dễ bị “trớ” sữa. Khi lượng sữa trớ ra nhiều, tốc độ nhanh, trẻ dễ hít ngược trở vào gây tới sặc sữa. Do đó, không nên để trẻ quá đói mới cho bú hoặc bú quá no.

Tags:

Bài viết liên quan