Mẹ&Con - Nói ra những gì mình không vừa ý về người kia thay vì giữ trong lòng, để vợ chồng hiểu nhau hơn và cùng điều chỉnh, dung hòa là điều quá tốt. Nhưng một khi bạn nói… quá nhiều, suốt ngày cứ 'lèm bèm' từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ những điều bạn chưa hài lòng về người kia thì nó lại bị biến thành 'càm ràm' hay 'cằn nhằn'. Khi vợ chồng cùng nhau “học nói” 12 điều bất ổn trong quan hệ vợ chồng Làm gì khi vợ chồng khắc khẩu?

Cằn nhằn chút đỉnh: Chưa sao! Song cằn nhằn quá nhiều thì chắc chắn cuộc sống gia đình của bạn sẽ biến thành… địa ngục!

can-nhan-suot-ngay-khong-phai-tot

Cái gì cũng… không vừa ý?!

Thuận và Minh cưới nhau được 3 năm. Với anh Thuận, 3 năm đó giống như một sự “tra tấn” không ngừng nghỉ, chỉ vì vợ rất hay… càm ràm! “Về cơ bản, tôi tự thấy mình không phải là người chồng quá tệ. Tôi không nhậu nhẹt, có hút thuốc nhưng chỉ hút ít thôi. Không cờ bạc, không nghiện game, không về muộn, không trai gái. Tiền lương đi làm bao nhiêu tôi đưa cho vợ gần hết. Thế nhưng không hiểu sao cô ấy có quá nhiều điều không vừa ý về tôi đến thế! Cái gì cô ấy cũng nhằn. Tôi treo cái khăn sai chỗ, cổ làu bàu cả buổi là em dọn để anh bày. Tôi vào phòng tắm, tắm xong quên tắt công tắc nước nóng, thế là cô ấy than vắn thở dài bảo mỗi người phung phí mỗi chút thế này bảo sao không hao điện. Tôi ăn cơm lỡ lấy đũa gắp luôn vào tô canh, cổ nhăn nhó anh phải làm gương cho con chứ, nó học cách ăn uống như thế thì sao? Tôi biết những điều cô ấy nói đều đúng cả. Nhưng cô ấy nói nhiều quá. Mỗi lần nói cũng lèm bèm không dứt, cứ như tôi phạm tội tày đình gì vậy! Tôi thật sự chịu đựng hết nổi rồi!”.

Kết quả cho sự “chịu đựng hết nổi” của anh là một… lá đơn ly hôn. Rất buồn cười là trong phần nêu lý do, chồng lại viết rất cặn kẽ là: “Vợ tôi càm ràm nhiều quá. Mệt chịu không nổi nữa. Tôi quyết định ly hôn cho cô ấy kiếm ai tốt hơn tôi, chứ cứ sống chung thế này, cô ấy không hài lòng về tôi từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, thì chỉ gây khổ cho cả hai người!”.
Tất nhiên, khi tình cảm vợ chồng vẫn còn, thì chỉ sau vài cuộc hòa giải, được gặp thêm chuyên viên tâm lý để “tư vấn” lại cho cả vợ lẫn chồng, anh Thuận đã chịu rút đơn, vợ chồng dắt díu nhau về. Nhưng ngẫm kỹ, hóa ra cái chuyện mà các bà vợ tưởng chừng rất giản đơn là “càm ràm” lại mang đến nhiều hệ lụy!

Trái với vợ chồng anh Thuận – chị Minh, câu chuyện của chị Tố Nhiên (Quận 3) lại hoàn toàn… trái ngược. Trong gia đình chị, người chuyên càm ràm chính là đức lang quân mà chị vẫn gọi đùa là “ông cụ non”. Chị bộc bạch: “Tôi là nữ nhưng tính khá cứng rắn và rõ ràng. Cái gì tôi sai, tôi sẵn sàng nghe. Song nói ngắn gọn là tôi hiểu rồi. Đằng này ảnh lại khác. Tôi chưa từng thấy người đàn ông nào cứ hay cằn nhằn, chuyện bé xíu cũng nói cả nửa tiếng đồng hồ như ảnh. Vợ chồng sống chung mà, làm sao 100% vừa ý về nhau được! Tôi nấu canh mặn một chút, ảnh cũng kể lể ngày trước mẹ anh nấu là phải thế kia ăn mới ngon. Em nấu thế này quá mặn. Mặn như thế thì hại cho sức khỏe. Em thấy không, mặn vậy làm sao mà con ăn. Em ăn thử đi xem có mặn không mà anh nói em còn cứ dửng dưng như thế… Ảnh có thể ròng rã lôi chuyện canh mặn ra để nói suốt bữa cơm, đến mức tôi điên tiết lên. Chưa hết, lần sau mà có chuyện gì đó liên quan đến việc nấu ăn, ảnh lại xâu kết với chuyện tôi nấu canh mặn, kể lại thêm… dăm ba lần nữa!”.

can-nhan-suot-ngay-khong-phai-tot

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho biết: “Càm ràm nhau, hay cằn nhằn dai dẳng thường là thói quen của phụ nữ. Tuy nhiên một số anh chồng cũng rơi vào trường hợp này. Khi bạn nói quá nhiều, tiếng nói của bạn tự nhiên mất trọng lượng, mất giá trị. Đối tượng bị nói cảm thấy mệt mỏi, không muốn tiếp thu. Lâu dần, cứ một bên cằn nhằn, một bên chất chứa sẽ rất dễ gây ra những cơn bùng nổ. Người trong cuộc thì cứ hồn nhiên: Thì tôi chỉ muốn góp ý cho anh ấy/cô ấy thôi mà! Song, bạn đặt mình vào hoàn cảnh người kia mà xem. Bạn có chịu đựng nổi không khi đi làm về mệt, mà một chuyện cỏn con cứ bị nhai đi nhai lại bên tai như thế? Lúc này, cằn nhằn không còn mang thông điệp góp ý cho nhau để thay đổi nữa. Nó chỉ giống như một cách khiến đối tượng bị cằn nhằn trở nên mệt mỏi, stress hơn!”.

Nên “cằn nhằn” thế nào cho hợp lý?

Thực tế, ý định “góp ý để giúp người kia sửa đổi” của bạn là hoàn toàn hợp lý và rất tốt. Nói ra những điều mình không thích sẽ giúp người kia hiểu rõ về bạn hơn, chứ không phải cứ im lặng đoán mò. Tuy nhiên, “cằn nhằn” cũng là… một nghệ thuật, và người muốn “cằn nhằn” cũng cần nắm vững một số nguyên tắc nhất định của nó.

Cụ thể như, bạn tuyệt đối không nên cằn nhằn vào những thời điểm nhạy cảm trong ngày như: Bữa cơm (trời đánh tránh bữa ăn mà!), mới đầu ngày (bạn có muốn bắt đầu ngày mới với tất cả sự bực dọc không?), lúc người kia vừa đi làm về và trông rất mệt mỏi (họ đã như trái bóng đang căng, sự cằn nhằn của bạn chỉ làm bùng nổ ra những trận cãi vã không đáng mà thôi!).

Ngoài ra, bạn còn cần học cách “cằn nhằn” ở mức độ vừa phải, biết thế nào là “đủ”. Chẳng hạn, chồng cứ tắm ra là vứt cái khăn tắm bừa bãi, không đúng nơi quy định. Lần thứ nhất, bạn hãy âm thầm mang chiếc khăn ra sào phơi, phơi ngay ngắn cho chàng thấy. Bản thân việc đó đã là một cách “cằn nhằn” hiệu quả rồi. Lần thứ hai, chàng vẫn tái diễn lỗi cũ. Bạn gọi: “Ông xã…!”, anh ấy quay sang nhìn bạn thì bạn chỉ cần đưa cái khăn đang cầm trên tay lên, miệng vẫn cười, nhưng làm một động tác nhíu nhẹ mắt, hoặc lắc đầu, rồi mang khăn ra phơi. Chàng sẽ hiểu là bạn đang “cảnh báo”, không vừa lòng về chuyện ấy.

can-nhan-suot-ngay-khong-phai-tot

Lần thứ ba, chàng vẫn lặp lại, bạn có thể nhắc ngắn gọn bằng đúng một câu: “Mang khăn ra ngoài phơi cho nó khô anh ơi!”. Nếu chàng làm thì lập tức im lặng, không nói thêm nữa. Nếu chàng không làm, bạn hãy mang ra phơi, sau đó quay vào nói thêm với chàng một câu: “Lần sau tắm xong anh mang khăn ra phơi nhé. Ủ thế vi khuẩn nó lên, không tốt cho sức khỏe đâu!”. Thông điệp đơn giản và ngắn gọn đó sẽ dễ dàng giúp chàng tiếp thu. Bạn chỉ nên nói chuyện nghiêm túc nếu như chừng đó thứ rồi mà chàng vẫn… giả lơ, hoàn toàn không chú ý.

Ngoài ra, cũng lưu ý rằng đừng tự biến mình thành hình ảnh một người khó tính, cái gì cũng không vừa..

Tags:

Bài viết liên quan