Mẹ và Con - Mẹ đã nhiều lần nghe nói về "sinh đôi cùng trứng" nhưng chưa thật sự hiểu rõ về vấn đề này? Hãy cùng khám phá những điều thú vị dưới đây về chuyện bầu bí với Mẹ và Con nhé!

Mang thai vốn đã là một hành trình đầy vất vả, nhưng khi mẹ mang một lúc hai em bé, sự khó khăn còn tăng lên gấp bội. Lúc này, việc chăm sóc bản thân mình là cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển và an toàn cho con. Vì thế, các mẹ hãy lưu ý những chỉ dẫn sau để có một thai kỳ trọn vẹn nhé. 

Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ mang thai thì sẽ có khoảng 5 người mang song thai (sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng). Theo đó, trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về giới tính lẫn ngoại hình. 

Thế nào là sinh đôi cùng trứng?

Trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng, sau quá trình phân chia tách ra thành hai  hợp tử phát triển độc lập, xuất hiện hai phôi cấy vào tử cung và phát triển thành hai bào thai khác nhau được gọi là sinh đôi cùng trứng. Theo thống kê, tỷ lệ sinh đôi cùng trứng tương đối thấp (chỉ chiếm khoảng 1/3 trên tổng số ca song sinh). 

sinh đôi cùng trứng là gì

Điểm đặc trưng của sinh đôi cùng trứng  

Theo định nghĩa sinh đôi cùng trứng, đây là hai cá thể riêng biệt được phân chia từ một phôi gốc. Do đó, cả hai khi sinh ra sẽ hoàn toàn giống nhau về ngoại hình lẫn giới tính. Ngoài ra, ADN của hai em bé sinh đôi cùng trứng có thể giống nhau đến 100%. Đặc biệt, trong một số trường hợp sinh đôi cùng trứng tuy nằm trong hai túi ối riêng biệt, nhưng lại có chung một nhau thai.

Dấu hiệu nhận biết mang song thai 

Với những mẹ bầu mang song thai, bụng sẽ phát triển lớn hơn so với bình thường. Nồng độ hormone thai kỳ cũng cao hơn, dẫn đến tỷ lệ buồn nôn và nôn ở mẹ bầu mang thai đôi sẽ nhiều hơn trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, để xác định có mang thai đôi hay không, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thực hiện siêu âm. Lưu ý, nên đi vào tuần thai thứ 10 đến tuần thai thứ 13, vì đây là thời điểm sớm nhất có thể kiểm tra có mang thai đôi hay không. 

dấu hiệu sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không? 

Theo các chuyên gia, tỷ lệ sảy thai ở những trường hợp mang thai đôi thường cao hơn. Một số trường hợp xảy ra hội chứng thai biến mất, nghĩa là chỉ có bào thai duy nhất sống sót, bào thai còn lại có nguy cơ bị sảy hoặc ngừng phát triển. 

Ngoài ra, phụ nữ mang song thai còn có nguy cơ đối mặt với trường hợp thai phát triển bất cân xứng. Nguyên nhân chính là do có một bào thai chậm phát triển trong tử cung, dẫn đến chênh lệch về cân nặng giữa hai bào thai. Điều này khiến trẻ sinh đôi khi ra đời sẽ nhẹ cân, có nguy cơ bị vàng da cao hơn so với những trẻ khác. 

Đặc biệt, các mẹ mang song thai cần đặc biệt lưu ý về hội chứng truyền máu song thai, thường xảy ra với ca song thai cùng nhau thai. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng này có thể gây suy tim, thậm chí đe doạ tính mạng của trẻ.

Khi mang thai đôi cùng trứng, các mẹ cần lưu ý những gì?  

Để giảm thiểu các nguy cơ gây hại đến sức khỏe của chính mình và thai nhi, hội những mẹ bầu mang song thai nói chung và song thai cùng trứng nói riêng hãy nghiêm túc thực hiện các bước sau. 

  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên 

Việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang song thai đó là theo dõi sức khỏe thường xuyên. Các chuyên gia sản khoa đã đưa ra khuyến cáo, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ đều đặn. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng phải theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thời gian dưỡng thai ít nhất là 37 tuần tuổi, ngăn ngừa tình trạng sinh non.

kiểm tra sinh đôi cùng trứng

  • Đảm bảo chế độ ăn lành mạnh

Việc tăng cân của mẹ bầu khi mang song thai có vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo hai em bé khi sinh ra sẽ có được một cân nặng phù hợp. Do đó, chế độ ăn của mẹ khi mang thai cần được lưu ý đặc biệt. Cụ thể, các mẹ cần cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, với hàm lượng protein nạp vào ở mức tiêu chuẩn để giúp bé phát triển tối ưu nhất. 

Trong quá trình mang song thai, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, không nên quá kiêng khem hoặc ăn quá no. Theo các chuyên gia y tế, một bà bầu thông thường chỉ nên nạp khoảng 300 calorie vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Tuy nhiên, con số này đối với trường hợp song thai là tăng gấp đôi. 

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết 

Bổ sung một lượng nước vừa đủ mỗi ngày là việc mà các mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm túc. Bởi mất nước có thể dẫn đến tình trạng sinh non, đặc biệt khi mang song thai.

Ngoài ra, nước còn giúp làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn phát triển. Do đó, cung cấp đủ nước khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Bên cạnh đó, trong nước có chứa khoáng chất magie, giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột, giúp chị em giảm được tình trạng táo bón, trĩ khi mang song thai.

Nạp đủ lượng calo 

Theo chỉ dẫn dinh dưỡng thai kỳ, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu không đơn giản chỉ dựa vào số lượng em bé. Thay vào đó, hàm hàm lượng dưỡng chất đưa mẹ bầu nạp vào, nên được tính toán dựa trên chỉ số khối cơ thể của mẹ lúc bắt đầu mang song thai. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cụ thể lượng calo người mẹ nên nạp vào là bao nhiêu. Trung bình, một phụ nữ mang song thai cần tăng lượng calo nạp vào khoảng 40%.

Mang thai vốn đã là một hành trình đầy vất vả, nhưng khi mẹ mang một lúc hai em bé, sự khó khăn còn tăng lên gấp bội. Lúc này, việc chăm sóc bản thân mình là cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển và an toàn cho con. Vì thế, các mẹ hãy lưu ý những chỉ dẫn trên để có một thai kỳ trọn vẹn nhé. 

Bài viết liên quan