Mẹ và Con - Trường hợp bị rắn cắn, nên xử lý nhanh để có thể bảo vệ sức khỏe và tính mạng. Do đó, hãy cùng tìm hiểu xem cần phải làm những gì để sơ cứu, xử lý khi bị rắn cắn bạn nhé!

Không phải mọi vết rắn cắn đều có nọc độc, nhưng nếu bị rắn cắn, nhưng vết thương khi bị rắn cắn cần được điều trị khẩn cấp. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu mức độ nghiêm trọng của vết thương cũng như cách xử lý phù hợp.

Các loại rắn cắn

Có hai loại rắn cắn chính, bao gồm:

  • Rắn độc cắn: Khi bị rắn độc cắn, chúng có thể giải phóng một chất độc gọi là nọc độc vào da. Những loại vết cắn này có thể rất nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.
  • Rắn không độc cắn: Rắn không độc cắn không có độc. Tuy nhiên, loại vết cắn này vẫn có thể gây thương tích nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Những vết cắn của rắn này phổ biến hơn vết cắn của rắn độc và có thể gây ra vết thương thủng đòi hỏi phải được chăm sóc và điều trị y tế khẩn cấp.

bị rắn cắn có sao không

Các triệu chứng thường gặp khi bị rắn cắn

Các triệu chứng của vết rắn cắn có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại rắn cắn bạn, vị trí vết cắn trên cơ thể, kích thước của con rắn, lượng nọc độc được tiêm vào và vết cắn có độc hay không. Các triệu chứng bị rắn cắn cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, chiều cao và sức khỏe.

Các triệu chứng thường gặp khi một ai đó bị rắn cắn gồm có:

  • Vết cắn đau, sưng tấy
  • Chảy máu và có vết răng nanh trên da
  • Động kinh
  • Tê và ngứa ran tại vùng bị rắn cắn
  • Mờ mắt
  • Cảm giác có vị kim loại, bạc hà hoặc cao su trong miệng
  • Yếu cơ hoặc co giật
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Chảy nước bọt
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó thở

Nguyên nhân dẫn đến các phản ứng khi bị rắn cắn

Các phản ứng do rắn độc cắn xảy ra khi nọc rắn (hỗn hợp các chất độc) được tiêm vào cơ thể sau khi cắn. Rắn độc tiêm nọc độc bằng răng nanh được kết nối thông qua một ống dẫn đến tuyến nọc độc ở mỗi bên hàm trên. Rắn độc không nhất thiết phải giải phóng nọc độc trong khi cắn, nhưng luôn cần phải được chăm sóc y tế, vì các biến chứng vẫn có thể xảy ra.

Vết cắn không độc là do rắn không độc gây ra, không có răng nanh. Răng của rắn không độc thường để lại nhiều hàng vết xước nhỏ, trong khi răng của rắn độc thường để lại một hoặc hai vết thương đâm thủng lớn.

Bất kỳ ai cũng có thể bị rắn cắn, nhưng một số người có khả năng tiếp xúc với rắn cao hơn. Những người này bao gồm những người làm nông, đánh cá, chăn thả và săn bắn,…

Nguyên nhân dẫn đến các phản ứng khi bị rắn cắn

Chẩn đoán

Nếu bị rắn cắn, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi bạn ở bệnh viện hoặc phòng khám, nhân viên y tế sẽ kiểm tra vết cắn và đánh giá xem đó là rắn độc hay không độc. Nhân viên y tế có thể xác định loại rắn bằng cách xem xét vết cắn và mô tả của bạn về con rắn. Đối với một số vết rắn cắn, có thể cần phải theo dõi tại bệnh viện vì một số triệu chứng mất 6-8 giờ để phát triển đầy đủ.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm này để đưa ra chẩn đoán chính xác và hiểu rõ nọc độc có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào:

  • Xét nghiệm chức năng điện giải: Xét nghiệm này đo mức chất điện giải trong cơ thể bạn. Sự bất thường về mức chất điện giải của bạn thường có thể xảy ra sau khi bị rắn cắn.
  • Xét nghiệm chức năng thận: Một số người có thể bị tổn thương thận cấp tính (ngắn hạn) do bị rắn cắn, do đó, xét nghiệm chức năng thận sẽ lấy mẫu máu của bạn để xác định mức độ hiệu quả của thận.
  • Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm hình ảnh này sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh của tim và phổi nhằm kiểm tra mọi bất thường ở các cơ quan này.

Cách điều trị vết rắn cắn

Để tránh các biến chứng đe dọa tính mạng khi bị rắn cắn, bạn cần gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay lập tức. Kế hoạch điều trị chính xác của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn và các triệu chứng của bạn. Việc điều trị khi bị rắn cắn bao gồm sự kết hợp của sơ cứu, thuốc giải độc và các phương pháp cấp cứu khác.

Sơ cứu

Sơ cấp cứu là phương pháp điều trị đầu tiên trước khi các bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện các phương pháp điều trị y tế khác. Đôi khi, bạn có thể phải tự sơ cứu cho mình hoặc người thân khi bị rắn cắn. Việc này thường bao gồm các bước sau:

  • Tìm một nơi an toàn để thực hiện sơ cứu
  • Cởi bỏ quần áo, đồng hồ và nhẫn khỏi vùng bị cắn để tránh sưng tấy
  • Ấn chặt vào vết thương
  • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước
  • Che vết thương bằng gạc sạch hoặc băng
  • Giữ phần cơ thể bị ảnh hưởng (như cánh tay hoặc chân) được nâng cao cho đến khi bạn được điều trị
  • Điều quan trọng nữa là không sử dụng lực hút để loại bỏ nọc độc, tránh chườm đá và không cắt vết cắn sâu hơn nữa. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm đau hoặc sử dụng garô để băng vết thương.

Nếu được, bạn nên chụp hình lại hoặc cố gắng ghi nhớ chi tiết hình dáng, đặc điểm của con rắn đã cắn. Sau khid đến bệnh viện, việc bạn mô tả chi tiết hình dáng rắn cũng giúp bác sĩ dễ dàng xác định loại rắn và từ đó chọn thuốc giải độc phù hợp.

Cách điều trị khi bị rắn cắn

Thuốc giải độc

Thuốc giải độc là một phương pháp điều trị có chứa kháng thể giúp trung hòa tác dụng độc hại của nọc độc khi bị rắn cắn. Sau khi bác sĩ tiêm thuốc giải độc do nọc độc của rắn cắn, điều quan trọng là phải nâng cao phần cơ thể bị cắn để thuốc giải độc có thể giảm sưng ở khu vực đó.

Điều trị khẩn cấp

Bị rắn cắn có thể làm hạ huyết áp. ẫn đến hạ huyết áp (huyết áp thấp). Bác sĩ có thể cần phải tiêm thuốc đường tĩnh mạch để khắc phục tình trạng này. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thêm thuốc giải độc, truyền tiểu cầu (để giúp đông máu, tránh máu chảy liên tục) hoặc huyết tương tươi đông lạnh (làm từ phần máu lỏng) để giúp cầm máu và chữa lành vết thương.

Hy vọng những chia sẻ từ Tạp chí Mẹ và Con sẽ giúp bạn nắm được cách sơ cứu khi bị rắn cắn để có thể biết mình cần phải làm gì trong tình huống nguy cấp này. Đừng quên chia sẻ cho người thân, bạn bè để cùng biết cách xử lý bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.